6+ cách làm sao để nghe tiếng Anh tốt hơn mỗi ngày?
Tiếng Anh là một công cụ vô cùng cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt đối với những ai đang làm việc trong môi trường thường xuyên phải trao đổi với các đối tác, đồng nghiệp, khách hàng là người nước ngoài. Nếu bạn là người đang học tiếng Anh và cảm thấy khả năng nghe của mình vẫn chưa đủ tốt, cần được cải thiện thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của E-talk! Câu hỏi đặt ra là làm sao để nghe tiếng Anh tốt hơn mỗi ngày?
Những cách hiệu quả để nghe tiếng Anh tốt hơn mỗi ngày
Cải thiện kỹ năng phát âm
Đây chính là điều đầu tiên mà các bạn cần phải làm để nghe tiếng Anh tốt hơn mỗi ngày. Việc nhận biết âm một cách chính xác sẽ giúp bạn nghe được âm đó dễ dàng hơn. Chẳng hạn, nếu bạn có thể phát âm chuẩn từ “interesting”, có nghĩa là bạn có thể ngay lập tức nhận ra từ này bao gồm những âm nào, trọng âm ở đâu, ngữ điệu như thế nào khi nghe thấy nó.
Tuy nhiên, việc học phát âm từng âm một thường sẽ khá nhàm chán. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách học của mình trở nên thú vị hơn thông qua phương pháp Shadowing.
Khi xem phim, Youtube,…, bạn hãy để ý xem người bản xứ họ phát âm như thế nào, chuyển động miệng và môi ra sao, sau đó bắt chước lại y hệt cách mà họ phát âm. Khi liên tục luyện đi luyện lại nhiều lần như vậy, chính bạn sẽ phải ngạc nhiên về tốc độ cải thiện của mình đó!
Luyện nghe mọi lúc mọi nơi
Để cải thiện kỹ năng nghe, chắc chắn bạn sẽ phải nghe thật nhiều, nghe chủ động, nghe bị động, nghe mọi lúc, mọi nơi.
Bạn có thể luyện nghe thông qua các đoạn tin tức, kênh podcast, bài hát, audiobooks,…, hãy để tai mình “ngập” trong tiếng Anh. Phương pháp này được gọi là “Passive Listening” – nghe bị động, lợi ích mà nó mang lại đó là:
- Giúp tai bạn làm quen với sound – âm, stress – trọng âm, intonation – ngữ điệu, khi tai bạn đã quen thì chắc hẳn kỹ năng nghe của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
- Giúp bạn bổ sung vốn từ vựng. Khi nghe càng nhiều, bạn sẽ càng biết được nhiều từ hơn. Việc biết càng nhiều, hiểu càng nhiều cũng sẽ giúp nâng cao khả năng nghe tiếng Anh của bạn.
Hãy bắt đầu nghe từ những nội dung mà bạn thích. Sau đó, bạn có thể chuyển sang nhiều chủ đề khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đọc nhiều tài liệu khác nhau để mở rộng input – đầu vào, cũng là kiến thức nền – background knowledge, việc này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe một cách hiệu quả.
Hãy nhớ rằng: “Practice makes perfect”. Chính vì thế, hãy luôn tạo thói quen luyện nghe tiếng Anh hàng ngày để tai bạn có thời gian làm quen và “ngấm” loại ngôn ngữ này nhé!
Tham khảo: 4 cách hữu hiệu giúp cải thiện kỹ năng Listening của bạn
Xem phim với phụ đề tiếng Anh
Vì sao nên xem phim nói tiếng Anh?
Nếu được lựa chọn giữa sách, băng nghe và phim ảnh thì bạn sẽ chọn gì? Chắc chắn câu trả lời sẽ là phim phải không nào? Bởi phim thường thú vị hơn nhiều so với sách và băng nghe.
Trên thực tế, khi bạn thích điều gì đó và thật sự tập trung vào nó thì khả năng nghe cũng sẽ cải thiện hơn. Có rất nhiều bộ phim lấy bối cảnh từ trong đời sống. Do đó, ngôn ngữ trong phim cũng là ngôn ngữ đời thường, tự nhiên hơn so với trong sách vở.
Tham khảo: Chia sẻ 3 series phim thú vị giúp bạn học tiếng Anh không nhàm chán
Xem phim sẽ giúp bạn học thêm được nhiều từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, và phát âm cũng cải thiện hơn. Việc phát âm đúng rất quan trọng bởi nó sẽ quyết định xem khi nghe bạn có nhận ra được âm hay không.
Vì sao nên xem với phụ đề tiếng Anh?
Đọc từ và đồng thời nghe từ đó được phát âm cũng là một cách giúp bạn cải thiện kỹ năng – hiểu của mình một cách hiệu quả. Trong trường hợp bạn bỏ lỡ mất một thông tin, bạn chỉ cần dừng và tua lại. Phụ đề cũng sẽ giúp bạn đọc theo phim. Tuy nhiên cũng đừng phụ thuộc quá vào sub vì bạn vẫn đang luyện kỹ năng nghe hiểu chứ không phải đọc hiểu.
Nếu bạn không thích xem phim thì cũng có thể chọn xem các show truyền hình bằng tiếng Anh. Với những người mới bắt đầu, bạn nên chọn chương trình thiếu nhi để xem, bởi ngôn ngữ cho trẻ em thường rất đơn giản, đồng thời được trình bày bắt mắt và nhiều tranh ảnh. Bạn sẽ dễ dàng nghe và hình dung với tranh ảnh, điều này cũng giúp bạn cải thiện khả năng nghe đáng kể đấy!
Một số show tiếng Anh thú vị mà bạn có thể tham khảo để chọn xem: Friends, How I met your mother, The Ellen DeGeneres Show, TED,…
Tham khảo cho các bé: Một số tựa phim hoạt hình vui nhộn giúp bé học tốt tiếng Anh
Luyện kỹ năng nói
Hai cách trên được gọi là “Passive Listening”, nghĩa là nghe bị động. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ phải nghe chủ động thông qua việc nghe và phản ứng lại với những gì mình vừa nghe.
Nghe và nói cùng một lúc sẽ giúp bạn luyện tập phản xạ tốt hơn thông qua các cuộc đối thoại, đồng thời cũng thú vị hơn so với việc nghe bị động. Khi nghe, bạn có thể đoán xem đối phương chuẩn bị nói gì, phân tích, tổng hợp dựa trên những thông tin đã được đưa ra trước đó. Đây cũng được xem là chiến lược hiệu quả để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh.
Nghe và nói luôn song hành cùng với nhau. Nếu như có thể nói một từ thì bạn cũng có thể nghe từ đó một cách rõ ràng, điều này luôn đúng. Ngoài ra, nếu có cơ hội nói chuyện với người bản xứ, bạn cũng có thể học tiếng Anh chuẩn từ họ.
Tham khảo chi tiết về cách để luyện tập nghe phản xạ và khóa học luyện giao tiếp phản xạ với người bản xứ độc đáo của E-talk.
Luyện nghe sâu (Deep Listening)
Trước tiên, chúng ta cần giải nghĩa “Luyện nghe sâu (Deep Listening)” là gì. Nghe sâu nghĩa là bạn sẽ nghe đi nghe lại một nội dung một cách chủ động. Ngôn ngữ sẽ được xây dựng trên nền tảng nhận thức, thói quen. Việc này có khả năng giúp bạn tăng cường trí nhớ về các từ vựng, cụm từ, cấu trúc cũng như phát âm.
Cách chọn tài liệu nghe phù hợp với bản thân:
_ Bước 1: Nên chọn nội dung mà bạn yêu thích.
_ Bước 2: Lựa chọn nội dung mà không quá phức tạp, hãy chọn nội dung bạn có thể nghe được khoảng 70% trở lên.
Tập nghe “nhớ lại liên tục” (Minimalist guide to listening)
Dưới đây là các bước để thực hiện phương pháp nghe “nhớ lại liên tục”:
Bước 1: Tìm kiếm một file nghe chủ đề thú vị có kèm theo transcript phù hợp với trình độ của bạn.
Thông thường, mọi người sẽ cảm thấy rất sợ hãi và ngán ngẩm khi nghĩ đến việc phải dành thời gian ngồi nghe một đoạn hội thoại chán ngắt lấy ra từ chủ đề IELTS về thủ tục nhập học hay báo cáo tội phạm.
Thay vào đó, họ thường muốn chọn nghe những chủ đề mà bản thân thật sự quan tâm, chẳng hạn như các chủ đề về kinh tế, lịch sử, triết học,… Hiện nay có khá nhiều người chọn nghe các podcast nước ngoài. Thông qua đó, bạn vừa có thể giải trí, lại vừa được tiếp thu thêm nhiều thông tin bổ ích, thú vị.
Bước 2: Đọc hiểu hết transcript của bài nghe
Ở bước này, bạn sẽ đọc transcript như một văn bản thông thường. Nếu có từ nào không hiểu, bạn có thể tra từ điển. Mục đích của việc làm này là để bạn có thể hiểu rõ mình sẽ nghe gì.
Bước 3: Nghe audio, tận hưởng và nhại theo.
Sau khi đã hiểu rõ file audio, bạn hãy cắm tai nghe vào và tận hưởng. Bạn hoàn toàn có thể nghe vào thời gian rảnh, khi tập thể dục hoặc khi di chuyển trên các phương tiện công cộng.
Bạn nên nghe cả ngày cho đến khi thấy bản thân nhại theo lời người dẫn nghĩa là đã thành công. Lúc này, bạn có thể chọn nghe file mới.
Vì sao phương pháp này hiệu quả?
- Vì đã hiểu nội dung audio và không phải mất công đoán từ, bạn sẽ có tâm lý thoải mái để nghe lại nhiều lần hơn, đồng thời giúp luyện cho tai mình quen với cách nhấn nhá của người bản ngữ.
- Bạn cũng học thêm được nhiều từ mới thông qua việc đọc transcript và nghe lại chúng. Bên cạnh đó, bằng cách nhại lại cách đọc trong audio, bạn cũng dần học được cả cách nói của người bản ngữ và cải thiện kỹ năng speaking của mình.
Trên đây là những tips giúp nghe tiếng Anh tốt hơn mỗi ngày mà E-talk đã tổng hợp và chọn lọc để gửi đến các bạn đọc. Mong rằng những cách nghe tiếng Anh tốt hơn mỗi ngày trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và rèn luyện khả năng tiếng Anh của mình và chúc bạn kiên trì gặt hái được kết quả tốt!
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Học tiếng Anh ngay hôm nay !
Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình