Top 5 các chủ điểm ngữ pháp quan trọng cần lưu ý
Nghe-nói-đọc-viết là 4 kỹ năng luôn cần được trau dồi song song và cân bằng để có thể chinh phục tiếng Anh một cách tốt nhất. Và không riêng gì tiếng Anh, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, việc nắm vững ngữ pháp là điều vô cùng cần thiết. Cùng E-talk tìm hiểu về Top 5 chủ điểm ngữ pháp quan trọng cần lưu ý!
Ngữ pháp có vai trò như thế nào trong giao tiếp
Có thể nói ngữ pháp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Việc nắm vững ngữ pháp giúp hoàn thiện những kỹ năng khác hơn. Thông thường nhiều người học tiếng Anh có tư tưởng rằng chỉ cần thành thạo 4 kỹ năng chính: nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên nếu như sử dụng sai các loại ngữ pháp sẽ khiến cho việc truyền tải nội dung đến người nghe không rõ ràng, cũng như không thể hiện được ý nghĩa của nó.
Tham khảo: Ngữ pháp tiếng Anh liệu có thật sự cần thiết?
Điểm ngữ pháp quan trọng là một tập cấu trúc được ràng buộc với các thành phần như cụm từ, từ và mệnh đề và các quy tắc để có thể hoàn thành 1 câu nói hoặc viết. Với nhiều các ngữ pháp riêng biệt và các từ được kết hợp với nhau, việc tạo ra một câu nói hoàn chỉnh sẽ có thể miêu tả một câu đúng nghĩa, giúp cho đối phương có thể hiểu được.
2/ Những lợi thế khi nắm vững các ngữ pháp
Là nền tảng vững chắc trong việc học tiếng Anh
Khi đã nắm chắc ngữ pháp thì kỹ năng đọc và viết cũng sẽ được cải thiện rất nhiều. Và sau khi đã nắm rõ ngữ pháp thì việc luyện nói trôi chảy sẽ dễ dàng hơn. Phản xạ nghe cũng sẽ nhanh nhạy hơn và đồng thời hiểu được những gì người khác muốn truyền đạt.
Tham khảo: Khóa học giao tiếp phản xạ tiếng Anh 1-1 với người bản xứ
Hiểu rõ những gì mà người nói, người viết muốn truyền tải
Không chỉ dừng lại ở việc hiểu được người khác muốn nói gì, viết gì. Trong giao tiếp, việc thấu hiểu được những gì đối phương nói sẽ giúp cho bạn có thể hình dung và cảm thông với bức tranh tâm sự mà họ muốn nói đến. Khi ấy bạn có thể dễ dàng theo dõi cũng như trò chuyện (trực tiếp hoặc qua thư) một cách thuận lợi hơn, không cần phải lo lắng khi nghe bất cứ ai chia sẻ.
Tự tin trong việc giao tiếp
Để có thể thêm gia vị vào những cuộc trò chuyện, việc nói đúng ngữ pháp sẽ giúp cho người nghe có thể hiểu và nắm bắt nhanh chóng. Nhiều người suy nghĩ việc nói trôi chảy là tốt hơn việc nói đúng ngữ pháp, đấy là suy nghĩ sai lầm. Khi bạn sử dụng sai ngữ pháp, người nghe vẫn có thể đoán được ý nghĩa nhưng sẽ không hiểu được cặn kẽ, điều này sẽ có thể ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện hay các công việc liên quan.
3/ Top 5 các chủ điểm ngữ pháp quan trọng cần lưu ý
1. 12 thì (12 Tenses)
Trong các điểm ngữ pháp quan trọng tiếng Anh, không thể không kể đến các thì. Có tất cả tổng cộng 12 thì. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ về một động từ hoặc hành động được diễn ra trong một thời điểm và động từ hoặc hành động ấy được xác định trong một mốc hoặc khoảng thời giờ (quá khứ, hiện tại, tương lai). Có thể nói 12 thì này chính là xương sống của ngữ pháp tiếng Anh.
- Thì hiện tại đơn (The Simple Present Tense)
- Thì hiện tại tiếp diễn (The Present Continuous Tense)
- Thì hiện tại hoàn thành (The Present Perfect Tense)
- Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn (The Present Perfect Continuous Tense)
- Thì quá khứ đơn (The Simple Past Tense)
- Thì quá khứ tiếp diễn (The Past Continuous Tense)
- Thì quá khứ hoàn thành (The Past Perfect Tense)
- Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (The Past Perfect Continuous Tense)
- Thì tương lai đơn (The Simple Future Tense)
- Thì tương lai tiếp diễn (The Future Continuous Tense)
- Thì tương lai hoàn thành (The Future Perfect Tense)
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (The Future Perfect Continuous Tense)
2. Phân biệt từ loại
Để có thể giao tiếp tốt, việc nắm vững các từ loại cũng vô cùng cần thiết. Việc phân biệt được các từ loại sẽ bổ trợ cho ngữ pháp có thể hoàn thành và ghép được một câu hoàn chỉnh. Trong tiếng Anh có 5 loại từ chính.
- Danh từ (Noun): chỉ từ ngữ về người, vật hoặc sự việc. Được chia thành dạng từ đếm được và không đếm được. Danh từ thường đứng trước câu.
- Động từ (Verb): chỉ trạng thái hành động của chủ ngữ. Vị trí của động từ đứng sau chủ ngữ và trạng từ. Động từ đóng vai trò quan trọng trong câu và có nhiều quy tắc biến đổi.
- Trạng từ ( Adverb):
- Giới từ (Pre): chỉ sự liên quan đến những từ, cụm từ … trong câu.Giới từ thường đi sau tân ngữ, cụm danh từ hoặc V + ing.
- Tính từ (Adjective): nêu tính chất của sự vật, sự việc hoặc hiện tượng. Tính từ thường đứng trước danh từ và thường được chia với nhiều dạng khác nhau ( al, able, ful, ive, ous …)
Tham khảo: Cách sắp xếp trật tự các từ loại trong tiếng Anh
3. Câu mệnh đề quan hệ (The Relative Clause)
Câu mệnh đề quan hệ ( Relative Clause) là một phần của câu có thể được kết hợp từ nhiều từ cũng như có thể là cả một câu. Các mệnh đề quan hệ là một mệnh đề được đứng sau một danh từ và phải bổ nghĩa cho danh từ ấy. Có 2 loại mệnh đề quan hệ đó chính là mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định.
- Mệnh đề quan hệ xác định (The Defining Relative Clause) bổ nghĩa cho danh từ ấy, nếu không câu nói sẽ bị tối giản, được nhận biết khi không có dấu phẩy ngăn cách với mệnh đề chính. Ví dụ như: Do you remember which class you entered yesterday.
- Mệnh đề quan hệ không xác định (The Non-Defining Relative Clause) có thể xuất hiện hoặc không vì thông tin đã được cung cấp ngay trong câu nói mà vẫn giữ được toàn bộ ý nghĩa, thường được ngăn cách với danh từ bởi dấu phẩy hoặc ngang. Ví dụ như: Hanoi, which I visited last summer, is very hot. Việc bỏ đi mệnh đề quan hệ “which I visited last summer” thì ý nghĩa vẫn được giữ nguyên.
4. Câu điều kiện (The Conditional Sentences)
Câu điều kiện là một điểm ngữ pháp quan trọng được dùng để nói về một sự việc nào đó có thể xảy ra khi nói đến điều kiện xảy ra. Có thể hiểu như là “Nếu … thì …” và có 2 vế đi kèm. Có 3 loại câu điều kiện thông dụng khác nhau.
- Câu điều kiện loại 1: If + S (hiện tại đơn), Will + V (động từ nguyên mẫu) mang ý nghĩa một sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. (VD: If it rains, we will stay at home)
- Câu điều kiện loại 2: If + S (thì quá khứ đơn), Would + V (động từ nguyên mẫu) thể hiện sự việc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai gần nếu có điều kiện nào đó. (VD: If I had lots of money, I would go to Japan)
- Câu điều kiện loại 3: If + S (thì quá khứ hoàn thành), Would Have + V3/ V-ed) nói về sự việc đã không thể xảy ra trong quá khứ nếu có điều kiện nào đó (VD: If I had studied harder, I would have passed the test)
5. Đại từ (Pronouns)
Đại từ cũng là một điểm ngữ pháp quan trọng. Là từ được dùng để làm thay thế cho danh từ bên trong câu, giúp hạn chế sự trùng lặp của những từ ấy. Vì số lượng đại từ khá nhiều và có nhiều dạng khác nhau, vì vậy việc nắm vững các đại từ là khá khó. Có tất cả 7 loại đại từ chính.
- Đại từ nhân xưng: chỉ 1 hoặc 1 nhóm người, sự vật. Ngoài ra cần phải phân biệt đại từ đó thuộc số ít hoặc nhiều.
- Đại từ bất định: chỉ 1 hoặc nhiều đối tượng không xác định.
- Đại từ chỉ định: chỉ một thứ gì đó trong câu.
- Đại từ phản thân: chỉ chủ ngữ là tác nhân thực hiện 1 hành động, thường kết thúc bởi -self hoặc selves
- Đại từ sở hữu: nói về chủ ngữ được chủ định sở hữu hoặc có quyền sở hữu.
- Đại từ quan hệ: được dùng để ghép các câu và mệnh đề lại với nhau.
- Đại từ nghi vấn: các từ được dùng để hỏi.
Có thể thấy các điểm ngữ pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiếng Anh. Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về 5 chủ điểm ngữ pháp quan trọng mà mọi người cần phải nắm bắt để có thể trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc áp dụng tiếng Anh trong công việc và đời sống.
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Học tiếng Anh ngay hôm nay !
Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình