Đặc biệt - Tiếng Anh giao tiếp luyện phản xạ INFLEX Online 1 kèm 1 

Cách dùng và ứng dụng Câu Điều Kiện trong Tiếng Anh

Những người học tiếng Anh chắc không còn xa lạ với ngữ pháp của câu điều kiện. Mệnh đề nêu điều kiện này thường được dùng để diễn tả một sự việc không có thật có thể xảy ra trong tương lai.

Cùng E-talk tìm hiểu chi tiết cấu trúc, ứng dụng cũng như cách dùng câu điều kiện trong Anh ở bài viết dưới đây.

câu điều kiện trong tiếng Anh

Công thức và cách sử dụng câu điều kiện trong tiếng Anh

1. Khái niệm về câu điều kiện

Mệnh đề nêu lên điều kiện trong tiếng Anh là Conditional sentences, là một dạng câu phức với hai mệnh đề. Bao gồm mệnh đề giả thiết (If-clause) và mệnh đề chính (Main Clause).

Người ta sử dụng câu điều kiện khi cần diễn đạt kết quả của một sự việc xảy ra khi có điều kiện nhất định.

Mệnh đề giả thiết là mệnh đề chứa “If”, còn được gọi là mệnh đề điều kiện hay mệnh đề phụ. Mệnh đề này nêu lên điều kiện cần để xảy ra sự việc trong mệnh đề chính.

Mệnh đề chính hay còn gọi là mệnh đề kết quả, thông thường sẽ đứng sau mệnh đề phụ. Nhưng người ta cũng có thể đảo vị trí hai mệnh đề trên nếu áp dụng đúng công thức.

mệnh đề if

Câu điều kiện trong tiếng Anh là gì?

Ví dụ: If I study hard, my exam results will definitely be higher. (Nếu tôi chăm học, kết quả kỳ thi nhất định sẽ cao hơn.)

Trong ví dụ trên, mệnh đề “If” diễn đạt điều kiện (I study hard), mệnh đề chính diễn tả kết quả của sự việc nếu điều kiện đó xảy ra (My exam results will definitely be higher). Giữa hai mệnh đề được ngăn cách bằng dấu phẩy và có sự khác nhau giữa cách chia động từ.

2. Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh có 4 loại câu điều kiện với độ khó từ 0 đến 3. Trong đó các loại 1, 2, 3 có cấu trúc phức tạp hơn và được dùng phổ biến nhất.

2.1 Câu điều kiện loại 1 

Câu điều kiện loại 1 được dùng khi cần diễn tả sự việc, hiện tượng có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Trong loại 1, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn, mệnh đề “If” dùng thì hiện tại đơn. Trong mệnh đề nêu điều kiện loại 1, chủ ngữ 1 (S1) và chủ ngữ 2 (S2) có thể giống nhau.

mệnh đề điều kiện loại 1

Cấu trúc cơ bản của câu điều kiện loại 1 như sau:

If + S1 + V1 (thì hiện tại đơn), S2 + V2 (thì tương lai đơn)

Ví dụ: If I’m late to school today, I will miss the test. (Hôm nay, nếu đến trường muộn thì tôi sẽ bỏ lỡ bài kiểm tra.)

Trong ví dụ trên, cả mệnh đề “If” và mệnh đề kết quả đều dùng chung chủ ngữ “I”. Động từ ở mệnh đề “If” được chia ở thì hiện tại đơn (tobe V), động từ ở mệnh đề kết quả chia ở thì tương lai đơn (will V).

Một cách dùng câu điều kiện loại 1 nữa là sử dụng các động từ khuyết thiếu thay vì dùng thì tương lai đơn ở mệnh đề kết quả. Như vậy nội dung câu sẽ thể hiện mức độ chắc chắn hơn.

Cấu thức câu điều kiện loại 1 sử dụng động từ khuyết thiếu như sau:

If + S1 + V1 (thì hiện tại đơn), S2 + can/may/might… + V2(inf)

Ví dụ: If you drop the vase, it might break. (Nếu bạn làm rơi bình hoa, nó chắc chắn sẽ vỡ).

Sử dụng câu điều kiện loại 1 khi sự việc được diễn tả có nhiều khả năng xảy ra

2.2 Câu điều kiện loại 2 

Câu điều kiện loại 2 diễn tả các giả thiết ít có khả năng xảy ra ở hiện tại. Trong cấu trúc của câu điều kiện loại 2, mệnh đề “If” sử dụng thì quá khứ đơn, mệnh đề kết quả dùng các động từ khuyết thiếu ở dạng quá khứ. Đối với động từ tobe, cần dùng “were” cho tất cả các ngôi.

Cấu trúc câu điều kiện loại 2 cụ thể như sau:

If + S1 + V1 (thì quá khứ đơn), S2 + would/could + V2(inf)

Ví dụ: If I were a girl, I would love you right away. (Nếu tôi là con gái, tôi sẽ yêu cậu ngay.)

Trong câu trên, mệnh đề “If” sử dụng động từ tobe ở dạng “were” (thì quá khứ đơn), mệnh đề kết quả sử dụng động từ khuyết thiếu dạng quá khứ (would).

2.3 Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 diễn tả những việc đã không xảy ra trong quá khứ và giả định kết quả nếu điều kiện đó xảy ra. Người ra thường sử dụng câu điều kiện dạng này khi muốn trách móc hoặc nói lời tiếc nuối. Mệnh đề “If” sử dụng thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề kết quả dùng động từ khiếm khuyết ở dạng quá khứ.

Cấu trúc mệnh đề IF loại 3:

If + S1 + V1 (thì quá khứ hoàn thành), S2 + would/could + have + V2(dạng quá khứ phân từ)

Ví dụ: If we had met before, things would have been different now. (Nếu như trước đây chúng ta gặp nhau thì bây giờ mọi chuyện đã khác.)

Trong câu trên, mệnh đề điều kiện đặt ra một giả thiết đã không xảy ra trong quá khứ.

3. Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp

Kết hợp mệnh đề IF loại 2 và loại 3 để thành câu điều kiện hỗn hợp

Trong tiếng Anh có thể kết hợp các mệnh đề Iff lại với nhau. Dạng câu này được gọi là câu điều kiện hỗn hợp (Mixed conditional). Câu điều kiện hỗn hợp chỉ kết hợp được câu điều kiện loại 2 và loại 3.

cách dùng câu điều kiện hỗn hợp

Cấu trúc câu điều kiện hỗn hợp:

If + S1 + V1 (thì quá khứ hoàn thành), S2 + would + V2

Ví dụ: If I married a rich man, then I would be rich now. (Nếu tôi lấy chồng đại gia thì giờ tôi đã giàu có).

Trong đó, mệnh đề “If” dựa trên cấu trúc của câu điều kiện loại 3, mệnh đề kết quả dựa trên cấu trúc của mệnh đề If loại 2.

4. Bảng tổng hợp cách sử dụng mệnh đề If 

Tham khảo bảng tổng hợp của E-talk về cách dùng câu điều kiện loại 1, 2, 3.

Câu điều kiện loại 1Câu điều kiện loại 2Câu điều kiện loại 3
Cách dùngDiễn tả sự việc nhiều khả năng xảy ra trong hiện tại.Diễn tả sự việc ít khả năng xảy ra trong hiện tại.Diễn tả sự việc không có khả năng xảy ra trong hiện tại.
Chia động từMệnh đề “If”: thì hiện tại đơn

Mệnh đề kết quả: thì tương lai đơn

Mệnh đề “If”: thì quá khứ đơn

Mệnh đề kết quả: động từ khuyết thiếu ở dạng quá khứ

Mệnh đề “If”: thì quá khứ hoàn thành

Mệnh đề kết quả: động từ khuyết thiếu ở dạng quá khứ

5. Một số lưu ý khi dùng câu điều kiện trong tiếng Anh

▪️ Trong mệnh đề If loại 1, khi mệnh đề “If” diễn ra sau mệnh đề kết quả thì có thể sử dụng thì tương lai đơn ở mệnh đề “If”.

Ví dụ: If you will take me to the school at 9 a.m, I will wake you up at 8 a.m. (Nếu cậu đưa tớ đến trường lúc 9 giờ thì tớ sẽ gọi cậu dậy lúc 8 giờ.)

▪️ Trong câu điều kiện loại 2 và loại 3, cấu trúc câu “wish” và câu “would rather” thường mang hàm ý tiếc nuối hoặc trách móc.

Ví dụ: If I had gone to that time, I could have met him. (Nếu tôi đi chơi thời điểm đó, tôi đã có thể gặp anh ấy).

Trong ví dụ trên, có thể hiểu hàm ý của câu này là “Giá như tôi đã đi chơi ở thời điểm đó”.

▪️ Trong câu có mệnh đề “If” ở dạng phủ định, có thể thay thế “If not” bằng “Unless”.

Ví dụ: I will die unless you love me anymore. (Em sẽ chết nếu anh không yêu em nữa.)

lưu ý khi sử dụng

Một số lưu ý khi dùng câu điều kiện trong tiếng Anh

Trên đây là chi tiết cách dùng câu điều kiện trong Tiếng Anh mà E-talk đã giới thiệu đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức ngữ pháp về câu điều kiện và sử dụng thành thạo trong tiếng Anh.

Tham gia ngay các khóa học tiếng Anh của E-talk để trải nghiệm những giờ học hiệu quả và thú vị.

Học tiếng Anh ngay hôm nay !

Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình

Thời gian đăng ký học thử miễn phí còn:
Điện thoại: 0903329682
Messages E-Talk Zalo: 0903329682

Đặc biệt - Tiếng Anh giao tiếp luyện phản xạ INFLEX Online 1 kèm 1