Khi nào nên tăng tốc quá trình học tiếng Anh?
Khi nào chúng ta cần tăng tốc quá trình học tiếng Anh là câu hỏi mà bất kỳ người học ngoại ngữ nào cũng luôn nghĩ tới, tư duy tìm kiếm những đáp án khả dĩ nhất để áp dụng vào thực tiễn.
Dưới đây là bài viết chia sẽ ý tưởng khi nào nên tăng tốc quá trình học tiếng Anh.
Khi nào nên tăng tốc quá trình học tiếng Anh
Xét về khía cạnh logic thì quá trình tìm kiếm phương cách nhằm gia tăng tốc độ học tiếng Anh chỉ phải xét đến sau khi học viên đã tự xác định cho mình một giải pháp tiếng cận ngoại ngữ phù hợp. Còn nếu quá trình học Anh ngữ của bạn vẫn còn dỡ dang, kỹ năng đang dẫm chân tại chổ, học trước quên sau thì bạn cần xem xét lại cách học và nên mạnh dạn thay đổi giải pháp giáo dục mới.
Liệu bạn đã tiếp cận ngoại ngữ đúng cách hay chưa?
Khi chia sẽ về đổi mới giáo dục, các nhà nghiên cứu cho rằng việc tìm kiếm giải pháp giáo dục mới thì dễ hơn việc ứng dụng nó vào thực tiễn. Theo các chuyên gia, để phương pháp đào tạo mới đi vào vận hành thì giáo viên cần phải làm sao để học viên xóa bỏ được niềm tin về cách học cũ.
Theo tâm lý chung, thay vì nhận ra cách học tiếng Anh của mình chưa phù hợp thì phần lớn các học viên đều cho rằng mình không có năng khiếu ngoại ngữ, hoặc tự ti hơn các bạn còn chán nản cho biết “mình dốt ngoại ngữ bẩm sinh”.
Nhưng với các chuyên gia thì không có chuyện một người nào đó có “năng khiếu” mù ngoại ngữ. Có chăng là trong số những giải pháp tiếp cận ngoại ngữ thì cách học mà học viên đang theo đuổi thì chưa phù hợp với tâm sinh lý của họ.
Hai tiến trình của việc học ngoại ngữ
Trong bài phân tích về sai lầm trong cách tiếp cận ngoại ngữ đăng trên trang Mạng lưới Nghiên cứu (ResearchGate). Tiến sĩ Arkady Zilberman, sáng lập viên trung tâm Language Bridge Technology, cho rằng có sự khác biệt rõ ràng giữa hai cách dạy và học tiếng Anh hiện nay.
– Học bằng vận dụng ý thức: Nghĩa là học viên nổ lực dùng ý thức để ghi nhớ bài học, sau đó thì dùng ý thức để thẩm định lại kiến thức rồi mới đi đến quyết định sử dụng kiến thức đó trong giao tiếp.
– Học bằng vận dụng tiềm thức: Nghĩa là trong quá trình đào tạo, thay vì học thuộc lòng thì một lượng lớn kiến thức được đưa vào dòng chảy tiềm thức, làm cho học viên nói tiếng Anh trôi chảy và dễ dàng hơn.
Vài giải pháp giúp tăng tốc quá trình học tiếng Anh
Nên tránh học vẹt
Học thuộc lòng là kỹ thuật ghi nhớ thông tin bằng cách lặp đi lặp lại một định nghĩa, một lý thuyết hay một đoạn văn nào đó. Đây là một giải pháp học phổ biến với những môn học cần lượng thông tin mang tính chính xác cao như toán, lịch sử, vật lý, sinh học….
Với tiếng Anh người ta cũng tin rằng thuộc lòng sẽ giúp họ mau chóng nhớ lại những kiến thức cần thiết nhưng theo Tiến sĩ Arkady Zilberman, đây là một quan niệm sai lầm “chết người” khiến bạn “càng học càng dốt” tiếng Anh.
Học tiếng Anh bằng giải pháp huấn luyện trải nghiệm
Trích dẫn khái niệm của Giáo sư tâm lý học Daniel Kahneman (người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2002) về tiến trình hoạt động của não bộ ảnh hưởng tới suy nghĩ và cảm xúc của con người. Tiến sĩ Arkady Zilberman cho biết, lý do nhân loại suy nghĩ nhanh hay chậm tùy thuộc vào cách mà họ vận dụng ý thức hoặc tiềm thức vào quá trình tư duy. Nếu con người sử dụng ý thức để suy nghĩ và thể hiện cảm xúc thì tiến trình này sẽ chậm. Còn nếu con người vận dụng tiềm thức để giao tiếp thì tiến trình biểu hiện cảm xúc sẽ nhanh hơn.
Theo tiến sĩ Arkady Zilberman, nếu học viên muốn tăng tốc quá trình học tiếng Anh thì nên vận dụng cách thức đưa kiến thức vào dòng chảy tiềm thức.
Theo cách nói ông, quá trình đưa kiến thức vào tiềm thức không được gọi là học hành mà phải là huấn luyện trải nghiệm thông tin. Chẳng hạn các môn học như lái xe, chơi đàn, võ thuật là một ví dụ tiêu biểu về cách huấn luyện kỹ năng. Nghĩa là trong quá trình trải nghiệm đào tạo, não bộ con người tự động đào thải những thông tin không cần thiết và chỉ giữ lại những kiến thức phù hợp với nó. Sau đó, lượng thông tin này được thấm ngấm vào dòng chảy tiềm thức và trở thành một kỹ năng phản xạ cố hữu.
Chẳng hạn, tại E-talk với khóa học tiếng Anh giao tiếp phản xạ chúng tôi sử dụng phương pháp phản xạ bản năng (InFlex) được ứng dụng vào quá trình đào tạo sẽ giúp người học sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, trôi chải và thành thạo.
Ngừng học tiếng Anh thông qua tiếng Việt
Một trong những lý do khiến người lớn có thói quen thuộc lòng từ vựng và mẫu câu tiếng Anh, sau đó dịch ngầm sang tiếng Việt rồi mới sử dụng chính thức là bởi lượng thông tin về tiếng mẹ đẻ trong tiềm thức nhiều hơn ngôn ngữ khác.
Các giải pháp giáo dục Anh ngữ truyền thống đã bỏ qua mối nguy hại dịch chéo, họ không nhìn thấy việc sử dụng tiếng mẹ đẻ làm ngôn ngữ trung gian vừa làm chậm quá trình phản xạ vừa làm giảm tốc độ nói.
Để xác định bạn liệu đang có dính mắc vào “cái bẫy” dịch ngầm trong giao tiếp tiếng Anh hay không. Quá trình dịch chéo theo thói quen tồn tại thâm sâu trong tiềm thức, để cho rõ ràng trước hết bạn cần kiểm tra tiếng mẹ đẻ của chính mình. Nếu tốc độ nói tiếng Việt của bạn vào khoảng 90 đến 130 từ một phút, trong khi nói tiếng Anh chỉ vào khoảng 60 từ một phút thì bạn đang có vấn đề về dịch chéo, chuyển ngữ ngầm.
Kết luận
Tóm lại, để tăng tốc quá trình học tiếng Anh trước hết bạn cần xác định liệu giải pháp giáo dục đang theo đuổi có hiệu quả hay không. Nếu đã có giải pháp phù hợp, chỉ bằng cách đầu tư thời gian và tập trung rèn luyện thì bạn sẽ mau chóng đạt tới thành quả thành thạo ngoại ngữ chỉ trong một thời gian ngắn. Còn nếu bạn chưa từng học tiếng Anh thành công thì nên thay đổi và tìm kiếm một giải pháp và lộ trình học ngoại ngữ khác để phù hợp hơn.
Tham khảo các khóa học tiếng Anh online tại E-talk để đăng ký học thử ngay hôm nay!
Học tiếng Anh ngay hôm nay !
Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình