Bắt đầu học tiếng Anh từ con số 0 – Phần 2: IELTS, GMAT và săn học bổng du học châu Âu
Series “Bắt đầu học tiếng Anh từ con số 0 – Tôi làm được, bạn cũng làm được!„ là những ghi chép hoàn toàn dựa trên sự thật về các giai đoạn của Ann trong việc học tiếng Anh. Vậy Ann từ một cô sinh viên mới ra trường ngây ngô, không dám mở miệng nói một câu tiếng Anh với người nước ngoài, đã bức phá trong việc cải thiện tiếng Anh để xuất sắc giành học bổng toàn phần du học bậc thạc sĩ tại châu Âu như thế nào? Hãy cùng E-talk khám phá chặng đường cam go nhưng cũng đầy thú vị này của Ann nhé!
Xem phần 1: Bắt đầu học tiếng Anh từ con số 0 – Tôi đã làm được, bạn cũng sẽ làm được!
Phần 2: IELTS, GMAT và săn học bổng du học châu Âu
Khi đã có được một nền tảng tiếng Anh tạm ổn, tôi bằng đầu với những mục tiêu cao hơn, đó là thi IELTS, sau đó là GMAT để săn học bổng du học châu Âu. Đây là một chặng đường dài và đầy thách thức.
Trong khoảng thời gian này, mỗi ngày của tôi bắt đầu từ 6 giờ sáng và kết thúc vào 12 giờ đêm, quay vòng với việc thức dậy, vệ sinh ăn uống, đi làm toàn thời gian ở một công ty, rồi quay về nhà và học tiếng Anh. Dường như các thú vui cũ và mối quan hệ xã giao bạn bè cũng bị tôi bỏ bê đi phần nào để dành thời gian nhiều hơn cho tiếng Anh.May mắn là hiện nay các trường cũng đã có nhiều khóa tiếng Anh online chuyên sâu, với thời gian linh động hơn nhiều. Có thể bây giờ thời gian học hành và các mối quan hệ sẽ được bạn cân bằng tốt hơn tôi khi đó.
1. IELTS không dễ, nhưng không phải là không thể
IELTS là cánh cửa đầu tiên tôi phải bước qua để săn học bổng du học. Quả thật, IELTS chẳng dễ chút nào. Với bốn phần thi nghe nói đọc viết tập trung vào khía cạnh học thuật, học viên đòi hỏi phải có vốn kiến thức tiếng Anh nền tảng cơ bản đủ tốt để có thể đạt được một band điểm như ý. Các từ vựng trong đề thi cho cả 4 kỹ năng IELTS không chỉ đơn giản gói gọn trong cuộc sống thường ngày mà dàn trải ở nhiều chủ đề khác nhau từ khoa học, đời sống, xã hội, giáo dục… Do đó, nếu không chuẩn bị một nền tảng tốt, bạn sẽ rất dễ choáng khi bắt đầu luyện thi IELTS.
Thời gian đầu mới luyện thi IELTS, tôi cũng chật vật và nhiều lần muốn bỏ cuộc. Nhưng trên hết, giấc mơ về Paris, London và những cung đường đẹp như mơ của Châu Âu đã thôi thúc tôi cố gắng. Tôi bắt đầu bằng những thứ đơn giản, những cuốn sách dễ đọc dành cho người có trình độ tiếng Anh thấp hơn. Ngoài những cuốn sách như Focus on IELTS, IELTS Grammar in Use, IELTS Vocabulary in Use, tôi dành thêm mỗi ngày ít nhất 1 đến 2 tiếng để nghe tin tức, luyện thêm phát âm tiếng Anh và đọc báo tiếng Anh. Việc này rất hữu ích để giúp tôi làm quen với nhiều chủ đề khác nhau để tiếp cận đề thi IELTS tốt hơn.
Sau gần 4 tháng luyện thi chưa kể thời gian cày bừa tiếng Anh nền tảng cơ bản, tôi đã lấy được bằng IELTS vừa đủ để có thể apply học bổng du học châu Âu. Con số này khá khiêm tốn so với một số người khác, nhưng đối với một người mất gốc và bắt đầu từ con số 0 như tôi thì đó đã là một sự cố gắng, và tôi vui vì điều đó.
2. GMAT – Sẽ dễ dàng hơn nếu tiếng Anh tốt
Tôi bắt đầu ôn GMAT khá muộn, chỉ khoảng hơn 3 tháng trước khi thi, ngay khi vừa thi xong IELTS. Vì không có nhiều thời gian cũng không có khả năng tài chính đủ mạnh, tôi quyết định tự học thay vì đến các trung tâm. Quả thực việc tự học ban đầu không chút dễ dàng, vì tôi không biết mình nên bắt đầu từ đâu. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn và có điều kiện tài chính, tôi nghĩ tham gia một lớp học sẽ là lựa chọn không tồi, để có thể tiếp cận với GMAT dễ dàng và nhanh chóng hơn thay vì phải tự mày mò như tôi.
Bài thi GMAT bao gồm 4 phần: Quantitative, Verbal, Analytical Writing Assessment và Intergrated Reasoning. Trong đó, hai phần thi mình tập trung nhiều nhất, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến số điểm chính của GMAT, là phần Quantitative và phần Verbal. Đối với người Việt nói chung và châu Á nói riêng, phần Quantitative khá nhẹ nhàng. Chỉ cần hiểu được câu hỏi và có khả năng tư duy toán khá tốt, bạn chỉ cần mất một vài ngày để ôn luyện cho phần này. Do đó, mình khá chủ quan trong việc ôn luyện cho Quantitative mà tập trung nhiều hơn vào phần Verbal. Lúc này mình mới thấy được nền tảng tiếng Anh, nhất là kỹ năng đọc hiểu và ngữ pháp quan trọng như thế nào. Với lượng từ vựng khổng lồ và cấu trúc phức tạp trong đề thi GMAT, tôi đã choáng váng để tìm ra những câu trả lời đúng.
Nếu như có nhiều thời gian hơn, tôi nhất định sẽ cải thiện các kỹ năng tiếng Anh của mình nhiều hơn, nhất là kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh, để có thể đạt được điểm số cao hơn trong bài thi GMAT của mình. Số điểm 640 cũng tạm chấp nhận, dư để tôi apply một số trường kinh tế ở châu Âu, nhưng rõ ràng, với khả năng tiếng Anh tốt hơn, tôi nghĩ mình có thể làm tốt hơn vậy rất nhiều.
3. Săn và giành học bổng du học châu Âu
Sau khi có trong tay bằng IELTS và GMAT, tôi bắt đầu quá trình săn học bổng châu Âu. Tôi nghĩ tôi là một người khá may mắn, vì quá trình này diễn ra suôn sẻ và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ bạn bè và người quen.
Tôi nộp hồ sơ tại 4 trường ở Châu Âu (3 trường ở Finland và 1 trường ở Ireland), và may mắn nhận được offers từ cả 4 trường. (free 100% học phí tại các trường ở Finland và học bổng toàn phần bao gồm học phí, ăn ở, bảo hiểm và vé máy bay hai chiều). Rõ ràng, tiếng Anh đã góp gần tạo nên thành công của tôi trong việc nhận được học bổng toàn phần du học châu Âu. Trước đó hai năm, tôi chỉ dám mơ mà chưa bao giờ dám nghĩ rằng có một ngày mình sẽ đặt chân đến châu Âu. Vậy mà chỉ với việc cải thiện kỹ năng tiếng Anh, tôi đã làm được điều đó…
Cải thiện tiếng Anh với khóa học Phản Xạ tại E-talk
Xem tiếp phần 3: Bắt đầu học tiếng Anh từ con số 0 – Phần 3: Cùng Tiếng Anh đi khắp bốn phương
Học tiếng Anh ngay hôm nay !
Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình