Scaffolding là gì? Học tiếng Anh hiệu quả với Scaffolding
Là một giáo viên, bạn đang cố gắng xây dựng các phương pháp để học sinh hiểu và tương tác với những khối thông tin kiến thức mới. Scaffolding là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả để học sinh ghi nhớ và áp dụng kiến thức mới. Trong nội dung bài viết dưới đây, E-talk sẽ chia sẻ đến các thầy cô phương pháp Scaffolding là gì? Cách dạy và học tiếng Anh hiệu quả với Scaffolding đối với mọi đối tượng học sinh.
Scaffolding nghĩa là gì?
Vậy Scaffolding nghĩa là gì? Scaffolding trong tiếng Anh mang nghĩa giàn giáo. Đây là một phương tiện được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng để nâng đỡ người thi công công trình lên một vị trí cao hơn mặt đất. Scaffolding cũng được sử dụng trong ngành giáo dục để chỉ một phương pháp giảng dạy sáng tạo và vô cùng hiệu quả. Tên gọi đầy đủ hơn của phương pháp là Vygotsky Scaffolding.
Vậy cụ thể phương pháp giáo dục Scaffolding là gì? Phương pháp bắc giàn giáo được định nghĩa là giải pháp giáo viên cung cấp một loại hỗ trợ cụ thể cho học sinh để các em nhận biết, thấu hiểu và áp dụng được một kiến thức hay kỹ năng mới. Trong mô hình Scaffolding thuộc quan điểm giáo dục của Vygotsky, giáo viên có thể chia sẻ thông tin mới hoặc trình bày cách để giải quyết vấn đề. Sau đó, giáo viên dần quay lại để học sinh tự thực hành nhóm và thực hành cá nhân.
Mô hình Scaffolding đôi khi cũng được mô tả đơn giản là “Tôi làm. Chúng tôi làm. Bạn làm”. Trong phương pháp này, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện một việc gì đó, sau đó cả lớp thực hành cùng nhau và cuối cùng là học sinh sẽ thực hành cá nhân.
Các kiểu phương pháp Scaffolding
Phương pháp Scaffolding có thể được phân loại theo phương tiện được giáo viên sử dụng. Bằng cách này, Scaffolding được chia thành 3 loại là: giác quan, đồ họa và tương tác. Giáo viên có thể sử dụng một kiểu hoặc kết hợp các kiểu với nhau tùy theo mục tiêu, bài học và đối tượng học sinh của từng lớp. Chi tiết về từng kiểu phương pháp như sau:
- Kiểu giác quan là kiểu giáo viên kết hợp sử dụng các yếu tố vật lý và hình ảnh, thao tác và hỗ trợ trực quan trên lớp cùng với nhau. Kiểu này cũng bao gồm làm mẫu kiến thức trước lớp để vẽ lên toàn cảnh về bài học.
- Kiểu đồ họa là việc sử dụng bản đồ tư duy, phương tiện đồ họa, bảng neo để học sinh rút ra mối quan hệ giữa các khái niệm và kiến thức, hướng dẫn cách đọc nội dung sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Kiểu tương tác. Tương tác là một phần quan trọng của lớp học tiếng Anh giao tiếp phản xạ, dù đó là tương tác giữa giáo viên – học sinh hay học sinh với nhau. Các chiến lược học như “suy nghĩ – bát cặp đôi – chia sẻ” hay làm việc theo nhóm là những phương pháp được sử dụng hiệu quả.
Theo nghiên cứu, việc sử dụng các kiểu Scaffolding có tác động tích cực đến quá trình học, đặc biệt là học tiếng Anh để đạt được hiệu quả cao về mục tiêu và nội dung.
Những đặc điểm chính của phương pháp Scaffolding là gì?
Có một tuyên bố đã chỉ ra rằng hướng dẫn học tập sử dụng phương pháp Scaffolding gồm hai bước chính. Bước đầu là “xây dựng kế hoạch hướng dẫn để dẫn dắt học sinh từ những gì họ đã biết đến hiểu sâu về tài liệu mới”. Bước thứ hai là “thực hiện các kế hoạch, trong đó, người hướng dẫn là giáo viên cung cấp hỗ trợ cho học sinh ở mọi bước trong quá trình học tập”.
Trong một quy trình Scaffolding cụ thể sẽ có các tính năng cụ thể được đưa ra để tạo thuận lợi cho việc hỗ trợ người học tiếp thu kiến thức cho tới khi thành thạo. Năm tính năng hay đặc điểm chính của phương pháp Scaffolding gồm:
- Tính có chủ ý: Nhiệm vụ thực hiện có mục đích tổng thể rõ ràng để thúc đẩy bất kỳ hoạt động riêng biệt nào đều đóng góp cho tổng thể.
- Tính phù hợp: Các nhiệm vụ giảng dạy đặt ra những vấn đề có thể giải quyết được khi có sự trợ giúp. Tuy nhiên, học sinh không thể tự mình hoàn thành nếu không có sự trợ giúp đó.
- Cấu trúc: Các hoạt động làm mẫu và đặt câu hỏi được thiết kế xoay quanh một cách tiếp cận phù hợp với nhiệm vụ để dẫn dắt suy nghĩ, lời phát biểu tự nhiên.
- Tính hợp tác: Giáo viên cần có phản ứng đáp lại đối với bất kỳ mức độ tiếp thu nào của học sinh và không từ chối bất kỳ ý kiến nào của các em. Vai trò của giáo viên là cộng tác, hỗ trợ hơn là đánh giá đúng và sai, nên hay không nên.
- Tính tiếp thu: Khi học sinh đã tiếp thu được kiến thức, giáo viên sẽ dần dần rút lại những sự hỗ trợ của mình.
Cách học tiếng Anh hiệu quả với Scaffolding là gì?
Chọn kiểu phương pháp Scaffolding phù hợp trình độ tiếng Anh
Mỗi một lớp học sẽ có mặt bằng chung về trình độ tiếng Anh khác nhau. Điều này dẫn đến kiểu phương pháp Scaffolding phù hợp cũng khác nhau. Vậy nhóm học sinh của bạn phù hợp với kiểu phương pháp Scaffolding nào?
Một lớp học có thể có một hoặc kết hợp nhiều kiểu phương pháp Scaffolding với nhau. Dưới đây là bảng tham khảo sử dụng kiểu Scaffolding để bạn cân nhắc lựa chọn:
Trình độ | Kiểu Scaffolding | Các hoạt động hỗ trợ |
Sơ cấp | Kiểu giác quan | Cung cấp kiến thức, thông tin dưới dạng chữ viết bảng, tài liệu giấy, nghe qua phương tiện, làm mẫu bài tập… |
Trung cấp | Kiểu giác quan và kiểu đồ họa |
|
Cao cấp | Kiểu giác quan, kiểu đồ họa và tương tác |
|
Nắm được ZPD của người học
ZPD – Zone Of Proximal Development mang nghĩa vùng phát triển gần. Lý thuyết về vùng phát triển gần được đưa ra vào những năm 1930 bởi nhà tâm lý học Liên Xô Lev Vygotsky. Theo lý thuyết, ZPD là khoảng cách giữa những gì trẻ có thể tự hoàn thành và những gì các em cần trợ giúp.
Sự hiện diện của người hiểu biết hơn, thường là giáo viên là yếu tố chính giúp học sinh di chuyển đến khu vực phát triển gần trong khi học tiếng Anh. Nắm được ZPD của người học giúp thu hẹp được khoảng cách giữa những gì các em biết và cần biết, hỗ trợ khi các em cần phát triển những kỹ năng mới. Biết được ZPD của trẻ cũng giúp thầy cô chia nhỏ kiến thức, kỹ năng không quen thành những phần nhỏ hơn và dễ tiếp cận.
Thúc đẩy hoạt động làm việc nhóm
Sau khi hỗ trợ về mặt kiến thức và kỹ năng, thầy cô cần thúc đẩy quá trình làm việc nhóm khi học tiếng Anh của các em. Các hoạt động có thể thực hiện gồm:
- Thảo luận bài với bạn ngồi cùng bàn.
- Chia nhóm nhỏ 3 – 6 người thảo luận.
- Hỏi học sinh về kiến thức để hiểu mức độ nhận thức.
- Cho học sinh tự suy nghĩ về câu hỏi trước. Sau đó các em chia sẻ suy nghĩ đó với bạn cùng bàn hoặc nhóm.
Khuyến khích bé tự tìm hiểu khám phá
Thể hiện ý kiến của bản thân qua việc tự tìm hiểu và khám phá là cách học tiếng Anh hiệu quả khi sử dụng phương pháp Scaffolding. Trong cách này, các em sẽ tự sắp xếp suy nghĩ của mình về các mẩu thông tin phức tạp, có liên quan với nhau dựa trên những kiến thức đã được giảng dạy.
Tự tìm hiểu và khám phá là phần “bạn làm” trong ba phần của “Tôi làm, chúng tôi làm và bạn làm”. Khi thể hiện ý kiến, giáo viên có thể hỗ trợ các em bằng cách cung cấp đồ họa như mẫu bảng điền thông tin và giải thích cách sử dụng, nội dung của mỗi phần trong bảng.
Chiến lược dạy học tiếng Anh hiệu quả với Scaffolding là gì?
Làm thế nào để kết hợp hiệu quả chiến lược dạy học tiếng Anh hiệu quả với Scaffolding? Dưới đây là một số chiến lược thầy cô có thể áp dụng:
- Làm mẫu: là việc giáo viên chỉ dẫn cho học sinh cách làm việc chính xác để tạo nền tảng cho việc học tiếng Anh. Ví dụ, trong thì hiện tại đơn, khi động từ đi với danh từ số nhiều sẽ không thêm hậu tố “s/es”.
- Sử dụng các kiến thức đã có trước. Đây là việc thầy cô kết nối việc học kiến thức mới với kinh nghiệm sống hay kiến thức đã được học trước đây để học sinh học nhanh hơn.
- Thúc đẩy học sinh trình bày ý kiến đã được chuẩn bị trước. Đây là việc thầy cô đưa một chủ đề để các em tự tìm hiểu riêng. Sau đó, các em sẽ luyện tiếng Anh giap tiếp thực hành bằng cách bắt cặp với nhau để chia sẻ suy nghĩ và cuối cùng là chia sẻ thông tin trước cả lớp.
E-talk đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về phương pháp Scaffolding là gì? Các kiểu giảng dạy Scaffolding được thực hiện phổ biến hiện nay và cách để áp dụng Scaffolding hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về phương pháp giàn giáo, hãy liên hệ với E-talk để được hỗ trợ.
Học tiếng Anh ngay hôm nay !
Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình