Câu cầu khiến là gì? – Cấu trúc, cách dùng và bài tập thực hành
Cấu trúc câu cầu khiến là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng mà bạn cần ghi nhớ. Cấu trúc loại câu này khá đa dạng, dễ khiến người học cảm thấy bị rối về cách dùng, cũng như cách áp dụng cho phù hợp với ngữ cảnh. Trong bài viết này, học tiếng anh 1 kèm 1 – Etalk sẽ cùng bạn tìm hiểu về dạng câu cầu khiến là gì? Cách áp dụng dạng câu này vào thực tế ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
Câu cầu khiến là gì?
Câu cầu khiến tiếng Anh là Imperative Sentence hay còn được gọi là câu mệnh lệnh. Đây là kiểu câu sử dụng nhằm mục đích như yêu cầu, đưa ra mệnh lệnh, thuyết phục ai đó làm gì. Trong tiếng Anh, loại câu này được dùng cả thể chủ động và thể bị động.
Trong câu cầu khiến, chủ ngữ thường sẽ được lượt bỏ và bắt đầu bằng một động từ chính trong câu. Nếu có xuất hiện thì chủ ngữ cùng ở ngôi thứ 2 – You.
Ví dụ:
- Remember to pick up the dry cleaning today.
- Tell me if I should go to Hawaii or Alaska for my summer vacation.
- Leave the book under my doormat.
Cấu trúc trong câu cầu khiến
Câu cầu khiến trong tiếng Anh bao gồm 11 cấu trúc được dùng trong các trường hợp sau:
Dạng khẳng định
Dạng khẳng định của câu mệnh lệnh là loại câu yêu cầu người nghe thực hiện theo hành động nào đó, thường dùng trong một số tình huống cần ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo hoặc được ra một mệnh lệnh cụ thể.
Trong tiếng Anh câu mệnh lệnh thường bắt đầu bằng V-inf (động từ nguyên mẫu) và trợ động từ Do/Don’t (làm/không làm) và chủ ngữ. Điều này làm cho câu mệnh lệnh biểu thị thông tin hoặc sự thông theo cách khẳng định.
V-inf (nguyên mẫu) + O
Ví dụ:
- You need to put your phone away. (Bạn cần đặt điện thoại của bạn ra xa).
- Bring me a glass of water, please. (Mang cho tôi một cốc nước, vui lòng).
Phủ định của câu cầu khiến
Câu mệnh lệnh phủ định, được dùng trong một số trường hợp muốn bày tỏ một ý kiến phủ định về hành động nào đó thì có thể sử dụng câu phủ định có cấu trúc “don’t” hoặc “never” để diễn tả về ý kiến của mình.
Don’t + V-inf + O
Ví dụ:
- Don’t answer the door unless your parents are home. (Đừng đi đường tắt, nó nguy hiểm).
- Never give up, keep trying. (Đừng bao giờ bỏ, hãy cố gắng).
Dạng chủ động
Nhờ vả ai làm việc gì với “get” và “have”
Thể hiện về sự mong muốn và tự nguyện của bản thân.
- Cấu trúc câu cầu khiến kết hợp cùng Have:
Have + S.O + Do + S.TH ( nhờ ai làm việc gì đó).
Ex: I’ll have Lisa fix my computer. (Tôi sẽ nhờ Lisa sửa máy tính của tôi.)
- Cấu trúc câu cầu khiến với Get:
Get + S.O + To Do + S.TH (Nhờ ai làm việc gì đó).
Ex: I’ll get Lisa to fix my computer. (Tôi sẽ nhờ Lisa sửa máy tính của tôi.)
Có tính ép buộc với “make” và “force”
Cấu trúc dùng để ép buộc ai làm cái gì đó.
- Cấu trúc câu cầu khiến với make:
S + make + S.O + V inf
Ex: My teacher makes everyone do all the exercise. (Giáo viên của tôi bắt tôi mọi người phải làm toàn bộ bài tập.)
- Cấu trúc câu cầu khiến với force:
S + force + S.O + to-V
Ex: The bank robbers force the accountant to give them all the money. (Tên cướp bắt buộc nhân viên kế toán phải giao toàn bộ tiền cho chúng.)
Cho phép làm việc gì đó với “let” và “permit/allow”
- Cấu trúc câu cầu khiến với let (để): S + let + S.O + V inf
Ex: I never want to let you do. (Tôi không bao giờ muốn để em làm.)
- Cấu trúc câu cầu khiến với permit/allow (cho phép): S + permit/allow + S.O + to-V
Ex: My parent didn’t permit/allow me to go out so late. (Ba mẹ không cho phép tôi ra ngoài quá trễ.)
Giúp đỡ ai việc gì đó với “help”
- Cấu trúc câu cầu khiến với help: S + help + S.O + to-V/V inf
Ex: Please help me to clean this table. (Hãy giúp tôi làm sạch cái bàn.)
She helps me close the door. (Cô ấy giúp tôi đóng cửa.)
This wonder drug will help everyone recover more quickly. (Viên thuốc thần kỳ này giúp cho mọi người phục hồi nhanh hơn.)
The fat body of the bear will help keep him alive during hibernation. (Mỡ trong cơ thể gấu giúp tích trữ năng lượng cần thiết trong thời gian ngủ đông.)
Dạng bị động
Cấu trúc câu bị động với Have/Get: Nhờ ai làm gì đó
- Cấu trúc: Have/Get + S.TH + V-ed/V3
Ex: I have my mom chose outfit today. (Tôi nhờ mẹ chọn trang phục ngày hôm nay.)
I get my motorbike washed. ( Chiếc xe moto được tôi rửa sạch.)
Một số cấu trúc với các câu cầu khiến khác
Một số động từ được dùng trong câu cầu khiến ở thể bị động như need, want, would like, prefer. Cấu trúc của câu cầu khiến có những từ như sau đây:
- Need/want: Cần/muốn ai đó làm gì cho mình (mang ý nghĩa ra lệnh)
- Cấu trúc: S + need/want + S.TH (be) + V3/-ed
Ví dụ: I want see you before I come back in New York. ( Tôi muốn gặp bạn trước khi trở về NewYork)
- Would like/prefer: Câu cầu khiến muốn ai làm gì cho mình thể hiện sự lịch sự
- Cấu trúc: Would like/prefer + S.TH + (to be) + V-ed/V3
Ví dụ: I would like the lamb opened (Tôi muốn mở đèn)
I would prefer the letter to be sent. (Tôi muốn gửi thư này đi)
Cách dùng câu cầu khiến
Đưa ra mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh dùng để ra lệnh, chỉ bảo cho người khác thực hiện một hành động cụ thể. Tùy vào cách thể hiện cầu từ mà người nghe có thể cảm thấy dễ chịu, vui vẻ hoặc ngược lại.
Ví dụ:
- Call me. (Gọi cho tôi).
- Ask the teacher about last night’s homework. (Hỏi giáo viên về bài của tối hôm qua).
- Put your plate in the sink. (Đặt cái đĩa vào bồn rửa chén).
Đưa ra lời mời
Câu mệnh lệnh thường được dùng để ra lệnh, yêu cầu hoặc khuyên bảo người khác thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Tuy nhiên, câu mệnh lệnh cũng có thể được sử dụng để đưa ra lời mời theo cách lịch sự và thân thiện.
Khi sử dụng câu mệnh lệnh cho lời mời, người ta vẫn thường sử dụng thêm vào đó các từ ngữ lịch sự và thân thiện như: “please”, “thank you”, “would you like”,… để câu lệnh trở nên lịch sự hơn.
Ví dụ:
- Would you like drink some coffee (Bạn có muốn uống một ít cà phê).
- Please take part in the party on the weekend (Hãy tham gia buổi tiệc vào cuối tuần).
Đưa ra hướng dẫn
Khi đưa ra một câu lệnh hướng dẫn, bạn cần chú ý đến cách sắp xếp câu và sử dụng các từ ngữ phù hợp để giúp người nghe hoặc người đọc hiểu được rõ ý mà bạn muốn truyền đạt.
Lưu ý: Trong các tình huống cụ thể nên sử dụng cách diễn đạt phù hợp để tránh thể hiện quá khắt khe hoặc thô lỗ.
Ví dụ: Keep your book at page 25, please (Hãy mở sách trang 25).
Sử dụng thông báo, chỉ dẫn
Khi sử dụng câu mệnh lệnh để đưa ra một thông báo hoặc chỉ dẫn, bạn nên sử dụng các từ chỉ thời gian như “now”, “immediately” để người nghe hoặc người đọc thực hiện theo một cách nhanh chóng.
Ví dụ:
- No swimming (Cấm bơi).
- No parking (Cấm đỗ xe).
Đưa ra lời khuyên thân mật
Câu mệnh lệnh được dùng để đưa ra lời mời hoặc lời khuyên nhắc nhở theo cách thân mật.
Lưu ý, khi sử dụng câu mệnh lệnh, còn tùy thuộc vào cách diễn đạt và ngữ điệu mà người nghe sẽ có cảm nhận khác nhau.
Ví dụ:
- Follow what your coronary heart say (Hãy nghe theo những gì trái tim mách bảo).
- Tell him the way you feel (Hãy nói cho anh ấy cảm xúc của bạn).
Sử dụng cùng trợ động từ Do
Sử dụng trợ động từ “Do” trong câu mệnh lệnh, chúng ta có câu trúc câu “Do + V-inf” để đưa ra lời yêu cầu hoặc lời khuyên cho người nghe hoặc đọc làm gì đó.
Một số ví dụ:
- Do be quiet (Hãy giữ yên lặng).
- Do save your money (Hãy tiết kiệm tiền).
- Do as I say, not as I do. (Làm như tôi nói, không làm như tôi làm).
- Do whatever makes you happy. (Làm bất cứ điều gì làm bạn vui).
Bài tập thực hành (có đáp án)
- ___ upstairs (to go)
- ___ in this lake (not/to swim)
- ___ your homework. (to do)
- ___ football in the yard. (not/to play)
- ___ your teeth (to brush)
- ___ during the lesson. (not/to talk)
- ___ the animals in the zoo. (not/to feed)
- ___ the instructions. (to read)
- ___ late for school. (to be)
- ___ your mobiles. (to switch off)
- Please, ___ the door (to close)
- ____ aside (to move)
- ____ the lights on (to let)
- ____ to cross the line ( to try)
Đáp án
- Go
- Don’t swim
- Do
- Don’t play
- Brush
- Don’t talk
- Don’t feed
- Read
- Don’t be
- Switch off
- Close
- Move
- Don’t let
- Don’t try
Việc học tiếng Anh giao tiếp thực hành trong thời đại công nghệ số, hội nhập các nước là việc trở nên quan trọng và rất cần thiết. Chính vì thế, bạn cần học chắc các dạng câu ngữ pháp thường gặp như câu cầu khiến, từ đó áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Học tiếng Anh ngay hôm nay !
Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình