Adjective – Tổng hợp kiến thức cần nhớ về tính từ trong tiếng Anh
Tính từ là một trong những kiến thức ngữ pháp quan trọng bạn cần nắm rõ khi học tiếng Anh. Tuy nhiên làm sao để có thể ghi nhớ những kiến thức, cấu trúc, ngữ pháp về tính từ trong tiếng Anh như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ được. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được E-Talk bật mí tất tần tật các kiến thức cần nhớ về tính từ trong tiếng Anh nhé!
Trong tiếng Anh, tính từ là gì?
Tính từ (Adjective) thường được viết tắt là adj thường được dùng để miêu tả đặc tính, đặc điểm, tính cách của sự vật, hiện tượng. Tính từ thường được đứng sau danh từ để bổ trợ cho danh từ.
Ví dụ câu có chứa tính từ trong tiếng Anh:
- There is nothing interesting – Không có gì là thú vị cả!
- I don’t feel comfortable in high heels – Tôi đang cảm thấy không thoải mái khi đi giày cao gót.
- You look lovely in that dress – Bạn trông thật đáng yêu trong chiếc váy đó.
Phân loại tính từ
Phân loại tính từ dựa trên chức năng
Nếu phân loại theo chức năng thì tính từ được chia ra thành các loại chính như:
- Descriptive adjective (Tính từ miêu tả): Là những tính từ được dùng để mô tả và bổ sung thêm thông tin như: Beautiful (đẹp), cute (dễ thương), silly (ngớ ngẩn), tall (cao), Short (thấp), Slim (gầy), annoying (khó chịu), loud (ồn ào), nice (tốt đẹp),…
- Quantitative adjective (Tính từ định lượng): Được dùng để mô tả số lượng của một thứ gì đó. Nói một cách dễ hiểu thì tính từ định lượng được dùng để trả lời cho câu hỏi “How much” hoặc “How many” (bao nhiêu). Bên cạnh đó thì các con số như 2 hay 30 cũng đều thuộc loại tính từ này. Bên cạnh đó thì một số từ như: Many (nhiều), half (một nửa), a lot (rất nhiều),…cũng thuộc nhóm tính từ định lượng.
- Demonstrative adjective (Tính từ chỉ thị): Là tính từ mô tả bạn đang nói đến danh từ hoặc đại từ nào. Thông thường, tính từ chỉ thị luôn đứng trước vật mà nó chỉ tới. Tính từ chỉ thị gồm có các từ như:
- This: Được dùng để chỉ danh từ số ít có khoảng cách gần với bạn
- That: Được dùng để chỉ danh từ số ít có khoảng cách ở xa bạn
- These: Được dùng để chỉ danh từ số nhiều có khoảng cách ở gần bạn
- Those: Được dùng để chỉ danh từ số nhiều có khoảng cách ở xa bạn.
- Possessive adjective (Tính từ sở hữu): Đây là loại tính từ được dùng để mô tả chủ thể sở hữu của đối tượng. Một số tính từ sở hữu phổ biến thường gặp bao gồm: my, his, her, their, your, our. Nếu như bạn muốn bỏ danh từ hoặc đại từ thì chỉ cần thay thế bằng: Mine, his, hers, theirs, yours hoặc ours.
- Interrogative adjective (Tính từ nghi vấn): Loại tính từ này thường được theo sau bởi một danh từ hoặc đại từ. Và chúng được sử dụng khi đặt câu hỏi. Tính từ nghi vấn gồm có: Which (Cái nào), What (Cái gì), Whose (Của ai). Tuy nhiên có một lưu ý mà bạn cần nhớ là các từ này chỉ được xem là tính từ nếu như chúng đứng trước một danh từ. Ví dụ từ Which trong câu “Which color is your favorite?” – Màu sắc yêu thích của bạn là gì? mang nghĩa là một tính từ.
- Distributive adjective (Tính từ phân phối): Là tính từ được dùng để mô tả thành phần, thành viên cụ thể trong cùng nhóm. Vị trí của tính từ phân phối là thường đi trước danh từ hoặc 1 đại từ. Theo đó một số tính từ phân phối gồm có: Each, every, either, neither, any,…
- Articles (mạo từ): Trong tiếng Anh có 3 mạo từ duy nhất là a, an và the. Theo đó nếu nói về đối tượng chung chung thì sử dụng mạo từ “a” và “an”. Còn trong trường hợp nói về 1 đối tượng cụ thể thì dùng mạo từ “the”.
Phân loại tính từ dựa theo cách thành lập
Nếu phân loại tính từ dựa theo cách thành lập thì có 3 loại chính là: Tính từ đơn, tính từ ghép và tính từ phát sinh. Cụ thể thì:
- Tính từ đơn: Là tính từ chỉ có một từ duy nhất. Ví dụ: long, beautiful, fun, Short…
- Tính từ phát sinh: Loại tính từ này thường được thành lập bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố vào phía trước. Ví dụ: inexpensive, unhappy, friendly, careful,…
- Tính từ ghép: Hai hay nhiều từ kết hợp lại với nhau và được dùng như một tính từ duy nhất sẽ được gọi là một tính từ ghép. Và trong trường này, tính từ có thể được viết thành một từ duy nhất hoặc thành hai từ có thêm dấu “-” ở giữa. Ví dụ: dark-eyed (mắt đen), round-faced (mặt tròn), dark-blue (xanh đậm),…
Vị trí của tính từ tiếng Anh trong cấu trúc câu
Thông thường, tính từ sẽ được đứng trước danh từ để bổ nghĩa và cung cấp thông tin cho danh từ đó. Ví dụ:
- She’s quite an interesting woman – Cô ấy là một người phụ nữ khá thú vị.
- Today is a very special day for me – Hôm nay là một ngày rất đặc biệt đối với tôi.
- This is a very hot potato – Củ khoai tây này rất nóng.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ là một số tính từ không thể đứng trước danh từ như: Alike, alight, alive, glad, poorly, alone, fine, ashamed, awake, aware và unwell.
Một số tính từ đứng sau danh từ nó bổ trợ: Available, imaginable, possible, suitable,…Ví dụ: Is this dress available in a larger size – Có chiếc váy mới này với kích thước lớn hơn không?
Bên cạnh đó thì tính từ còn đứng sau các động từ liên kết như: tobe (is, am, are), seem (có vẻ, dường như), appear (xuất hiện), feel (cảm thấy), look (nhìn thấy), sound (nghe), smell (ngửi thấy), taste (nếm được),…
Ví dụ:
- She seems disappointed – Cô ấy trông có vẻ thất vọng
- I feel sad – Tôi cảm thấy buồn
- He is so cool – Anh ấy trông thật ngầu
Tính từ trong tiếng Anh có chức năng, vai trò gì?
Dùng để miêu tả
Tính từ dùng để miêu tả là tính từ được dùng để bổ nghĩa cho danh từ. Theo đó tính từ này sẽ giúp trả lời được câu hỏi: Làm sao? Như thế nào? Tính từ mô tả gồm có 2 loại là:
- Tính từ mô tả chung (không viết hoa) như: beautiful, nice, terrible, small, short, comfortable,…
- Tính từ mô tả riêng (được hình thành từ danh từ riêng nên phải viết hoa) như: Chinese, Korean, Vietnamese, American,…
Dùng để phân loại
Một chức năng chính của các tính từ trong tiếng Anh là chúng còn được dùng với mục đích là để phân loại danh từ, chỉ ra số lượng, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng. Những tính từ này được gọi là tính từ giới hạn. Các loại tính từ giới hạn gồm có:
- Tính từ số đếm (cardinal number): one, two, three
- Tính từ số thứ tự (ordinal number): first, second, third
- Tính từ chỉ định (demonstrative adjectives): these, those, this, that
- Tính từ sở hữu (possessive adjectives): my, your, our, their, his, her, its
- Tính từ nghi vấn (interrogative adjectives): what, which, whose
- Động từ dạng V-ing (gerund): amusing, depressing, disappointing, overwhelming, pleasing,…
- Động từ dạng V-ed/V3 (past participles adjectives): depressed, disappointed, pleased,…
Dấu hiệu nhận biết tính từ trong tiếng Anh
Cách để dễ dàng nhận biết tính từ trong tiếng Anh nhất là nhìn vào các hậu tố. Theo đó một từ có các hậu tố sau thì thường là tính từ:
Dấu hiệu nhận biết | Ví dụ | Phiên âm | Dịch nghĩa |
“-able” | Comfortable | /ˈkʌm.fə.tə.bəl/ | Thoải mái |
Capable | /ˈkeɪ.pə.bəl/ | Có khả năng | |
“-ous” | Dangerous | /ˈdeɪn.dʒər.əs/ | Nguy hiểm |
“-ive” | Attractive | /əˈtræk.tɪv/ | Hấp dẫn |
Positive | /ˈpɒz.ə.tɪv/ | Tích cực | |
“-ly” | Friendly | /ˈfrend.li/ | Thân thiện |
Lovely | /ˈlʌv.li/ | Đáng yêu | |
“-ible” | Flexible | /ˈflek.sə.bəl/ | Linh hoạt |
Responsible | /rɪˈspɒn.sə.bəl/ | Chịu trách nhiệm | |
“-ful” | Beautiful | /ˈbjuː.tɪ.fəl/ | Xinh đẹp |
“-al” | Political | /pəˈlɪt.ɪ.kəl/ | Chính trị |
“-ed” | Excited | /ɪkˈsaɪt/ | Kích thích |
“-ent” | Confident | /ˈkɒn.fɪ.dənt/ | Tự tin |
“-ant” | Important | /ɪmˈpɔː.tənt/ | Quan trọng |
“-ic” | Specific | /spəˈsɪf.ɪk/ | Riêng |
“-ing” | Interesting | /ˈɪn.trə.stɪŋ/ | Thú vị |
Những cách thành lập tính từ trong tiếng Anh
Thêm hậu tố vào sau danh từ hoặc động từ
Một số tính từ thường được thành lập bằng cách thêm hậu tố vào vị trí sau danh từ hoặc động từ. Ví dụ như một số tính từ như:
- Read => Readable (Có thể đọc)
- Wind => windy (Có gió), child
- Child => Childish (trẻ con)
- Talk => Talkative (nói nhiều),…
Một số từ có đuôi -ly vừa có thể là tính từ và vừa có thể là trạng từ như: Daily, monthly, yearly, weekly, nightly, early,…
Thêm tiền tố
Để tạo ra tính từ mang ý nghĩa phủ định của từ đó thì người ta thường sẽ thêm tiền tố ở phía trước. Một số tiền tố phổ biến thường được dùng là -ir, -im, -il, -un, -in. Ví dụ như:
- un-: Fair => unfair (Không công bằng), Happy => unhappy (Không vui vẻ),…
- in-: Complete => Incomplete (Chưa hoàn thiện), active => inactive (Không hoạt động), appropriate => Inappropriate (Không thích hợp),…
- im-: possible => impossible (Không thể nào), balance => imbalance (Mất cân bằng),…
- il-: legible => illegible (Không đọc được), legal => illegal (Không hợp lệ),…
- ir-: regular => irregular (Không thường xuyên), responsible => irresponsible (Thiếu trách nhiệm),…
Kết hợp một danh từ cùng với một quá khứ phân từ
Kết hợp một danh từ cùng với một quá khứ phân từ cũng tạo ra được tính từ như: Home-made (Nhà làm), Wind-blown (Gió thổi), Silver-plated (Mạ bạc),…
Những cách thành lập tính từ trong tiếng Anh
Bật mí mẹo ghi nhớ tính từ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh có rất nhiều cấu trúc, ngữ pháp khác nhau. Chính vì vậy làm sao để ghi nhớ được tính từ cũng như vị trí của tính từ trong tiếng Anh luôn là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Để ghi nhớ thứ tự của tính từ trong cấu trúc câu dễ dàng hơn thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
- Những tính từ tiếng Anh dùng để chỉ màu sắc (color), nguồn gốc xuất xứ (origin), chất liệu (material) và mục đích (purpose) thường được sắp xếp theo thứ tự sau: Màu sắc (color) => Nguồn gốc xuất xứ (origin) => Chất liệu (material) => Mục đích (purpose) và cuối cùng là Danh từ (noun).
- Đối với những tính từ chỉ kích cỡ (size), chiều dài (length), chiều cao (height)…thì vị trí của chúng thường đứng trước các tính từ chỉ màu sắc, nguồn gốc, chất liệu và mục đích.
- Những tính từ diễn tả sự phê phán (judgements), quan điểm cá nhân (personal points of view) hay thái độ (attitudes) ví dụ như: lovely, perfect, wonderful, silly… thường được đặt trước các tính từ khác.
Tuy nhiên nếu học thuộc trật tự tính từ như những công thức ở trên thì thật khó khăn và dễ quên. Để dễ ghi nhớ hơn thì bạn có thể học theo công thức “OSACOMP”. Công thức này thường được mọi người đùa nhau với cái tên là “Ông Sáu ăn súp cùng ông mập phì” để cho dễ nhớ. Theo đó công thức này như sau:
- Opinion – Là những tính từ dùng để chỉ quan điểm, sự đánh giá như: ugly, beautiful, wonderful, stunning…
- Size – Là những tính từ được dùng để chỉ kích cỡ như: long, short, big, small, tiny, tall…
- Age – Là những tính từ được dùng để chỉ độ tuổi như: old, young, new…
- Color – Là những tính từ được dùng để chỉ màu sắc như black, pink, yellow,…
- Origin – Là những tính từ chỉ nguồn gốc, xuất xứ như: Vietnamese, Japanese, American, Korean,…
- Material – Là những tính từ chỉ chất liệu như: Plastic, leather, stone, steel, silk…
- Purpose – Là những tính từ chỉ mục đích, tác dụng như: Working, eating, walking,…
Ví dụ: A luxurious big new black Italian car – Một chiếc xe Ý màu đen lớn mới sang trọng.
Tuy nhiên những công thức ghi nhớ trật tự tính từ trên chỉ mới là công thức rút gọn. Theo đó thì theo Cambridge Dictionary thì trật tự của tính từ trong câu đầy đủ nhất như sau: Opinion (Nhận xét, ý kiến) => Size (Kích thước) => Physical Quality (Chất lượng) => Age (tuổi) => Shape (Hình dạng) => Color (Màu sắc) => Origin (Nguồn gốc xuất xứ) => Material (Nguyên liệu) => Type (Loại) => Purpose (Mục đích sử dụng).
Trên đây là tổng hợp tất tần tật những kiến thức cần nhớ về tính từ trong tiếng Anh mà E-Talk muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh được chia sẻ ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích để từ đó sớm thành thạo tiếng Anh như người bản xứ!
Tham khảo:
Học tiếng Anh ngay hôm nay !
Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình