Lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Khi mới bắt đầu học tiếng Anh các học viên của chúng tôi thường mắc sai lầm khi lựa chọn các khóa học theo xu hướng ngẫu hứng. Đôi khi cảm thấy khóa ngữ pháp hay hay thì các bạn đăng ký học cho vui. Hoặc thỉnh thoảng nhìn thấy chương trình tiếng Anh giao tiếp có vài điểm thú vị thì các bạn lao vào đăng ký học. Nhưng do chưa tìm hiểu cách tiếp cận ngoại ngữ đúng phương pháp, cũng như chưa xác định cho mình một lộ trình học tiếng Anh phù hợp nên không ít học viên chán nản và bỏ cuộc giữa chừng.
Nhằm giúp các bạn học tiếng Anh hiệu quả và phát triển 4 kỹ năng tiếng Anh một cách đồng đều, E-talk Việt Nam sẽ giới thiệu với các bạn một trong các lộ trình học tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu và người mất gốc theo phương pháp tiếp cận chủ động (Active Learning) của tiến sĩ Arkady Zilberman.
Vì sao chúng ta học tiếng Anh không hiệu quả?
Theo số liệu khảo sát về Chỉ số thành thạo tiếng Anh toàn cầu (English Proficiency Index) của tổ chức Education First (EF) từ năm 2014-2017, công dân Việt Nam xếp hạng thứ 27 trên thế giới về mức độ thông thạo Anh ngữ. Điều đáng chú ý là thang điểm của chúng ta (1.86) kém rất xa nước láng giềng Campuchia (2.61), không bằng Thái Lan (1.99), thậm chí còn thua cả Trung Quốc (2.3).
Trong khi đó, xét về mức độ đầu tư về thời gian và tài chính cho việc học tiếng Anh thì Việt Nam không thua kém quốc gia nào, thậm chí còn nhiều hơn. Chẳng hạn, tiếng Anh là bộ môn được dạy xuyên suốt từ bậc Tiểu học, THCS, PTTH và Đại học. Còn về tinh thần thì người Việt Nam rất xem trọng học hành và giáo dục. Hơn nữa, mọi người đều hiểu việc giao tiếp tiếng Anh thành thạo sẽ giúp họ thành công cả trong sự nghiệp và cuộc sống.
Vậy thì nguyên nhân gì đã làm cho việc học tiếng Anh của người Việt không có hiệu quả?
Theo đánh giá của các tổ chức giáo dục quốc tế, hầu hết những cư dân từ các quốc gia châu Á học Anh ngữ đều phạm phải những sai lầm như sau:
– Giáo viên dạy tiếng Anh bằng tiếng mẹ đẻ
– Học sinh được đào tạo tập trung vào văn phạm và từ vựng nhưng không đủ tự tin để sử dụng giao tiếp
– Giáo dục không tập trung hoàn thiện 4 kỹ năng, mà nghiên về khả năng đọc viết.
– Tiếng Anh được đào tạo chỉ dùng vào mục đích thi cử.
– Học viên không có cách tiếp cận tiếng Anh một cách đúng đắn và hiệu quả.
– Học viên tự rèn luyện theo cảm hứng, không có lộ trình học tiếng Anh rõ ràng ngay từ thời điểm xuất phát.
Để giúp bạn tránh phạm phải những sai lầm nêu trên, E-talk Việt Nam sẽ chia sẽ lộ trình học tiếng Anh theo phương pháp tiếp cận chủ động của tiến sĩ Arkady Zilberman.
Thế nào là lộ trình học tiếng Anh theo phương pháp tiếp cận chủ động?
Có thể nói, tiếng Anh ngày nay đã không còn là một ngoại ngữ. Thay vào đó, Anh ngữ đã trở thành một ngôn ngữ toàn cầu, là một kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp và cuộc sống. Nếu muốn hòa nhập với thế giới, muốn trở nên thành đạt và có mức thu nhập cao thì chúng ta cần phải rũ bỏ cách học cũ, vận động tìm kiếm phương cách và lộ trình học tiếng Anh tốt nhất và đạt hiệu quả cao.
Lợi ích của lộ trình học tiếng Anh chủ động?
Lộ trình học tiếng Anh theo thứ tự hình mẫu: nghe, nói, đọc, viết được mô phỏng quá trình một đứa bé từ 2-6 tuổi học nói tiếng mẹ đẻ. Đây là cách học chủ động (thay thế phương pháp thụ động) nhằm loại bỏ quá trình “dịch ngầm” từ tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ mà có nhiều người hay mắc lỗi. Phương pháp tiếp cận tiến bộ này được nhiều Trung tâm Anh ngữ trên thế giới áp dụng và được đánh giá là rất thành công. Nó giúp học viên thành thạo tiếng Anh nhanh hơn, loại bỏ trở ngại giao tiếp chỉ trong một thời gian ngắn.
Theo sự phân tích của Arkady Zilberman, trong phương pháp học thụ động học viên thường chỉ tập trung vào việc nghe hoặc đọc. Dù cho người học tập trung hết mức vào việc đọc thì chỉ có 10% lượng kiến thức đã học được thấm vào bộ nhớ. Cũng như chỉ có 20% lượng bài mẫu đàm thoại đã nghe tồn tại được sau bài khóa.
Cũng theo ông, nhược điểm lớn nhất của phương pháp học thụ động là người học được dạy bằng cách cố chia tách 4 kỹ năng nghe nói đọc viết ra thành những bài khóa riêng lẽ khác nhau. Và nhược điểm thứ hai là học viên duy trì phương pháp học bằng cách suy nghĩ và dịch tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ (hoặc ngược lại) trước khi nói. Chỉ vì không từ bỏ phương pháp “dịch ngầm”, không chịu suy nghĩ bằng tiếng Anh như người bản xứ nên chắc chắn học viên không thể giao tiếp bằng tiếng Anh một cách tự tin được.
Để giải quyết vấn đề tồn tại tiến sĩ Arkady Zilberman đề xuất 2 quy tắc giúp người học xây dựng lộ trình học tiếng Anh nghe nói đọc viết theo phương pháp chủ động để việc học đạt được hiệu quả cao.
1. Tránh việc học thụ động chỉ có 2 hành động như: đọc và nghe, nghe và nói;
2. Thường xuyên rèn luyện cách học chủ động với 3 kỹ năng trở lên như: xem văn bản, đọc to mẫu câu và lắng nghe bài ghi âm.
Điểm tích cực của phương pháp học tiếng Anh chủ động là khi học viên gia tăng mức hành động lên đồng thời 3 kỹ năng: xem, đọc và nghe thì tiến trình hấp thu ngôn ngữ sẽ sâu hơn. Các ấn tượng ngôn ngữ thay vì hoạt động ở mức độ ý thức sẽ chìm sâu vào tiềm thức và Anh ngữ trở thành một ngôn ngữ tự nhiên như tiếng mẹ đẻ.
Mời bạn xem thêm bài viết Giải pháp học chủ động trong Anh văn giao tiếp online để hiểu rõ hơn về lộ trình học tiếng Anh theo giải pháp tiếp cận chủ động.
Những lưu ý về cách học từ vựng trong phương pháp tiếp cận chủ động
Theo các số liệu thống kê cho thấy, tại Trung Quốc có khoảng 25% dân số học tiếng Anh và chỉ có 1% người sử dụng ngôn ngữ lưu loát. Họ có hàng triệu người có thể đọc viết tiếng Anh nhưng không thể giao tiếp, thậm chí là nói chuyện cơ bản. Đặc điểm chung của những học viên này là có thói quen dịch tiếng Anh sang tiếng mẹ đẻ, thuộc lòng nhiều từ vựng nhưng lại không thể ứng dụng chúng vào đàm thoại giao tiếp.
Theo tiến sĩ Arkady Zilberman, lỗi lầm lớn nhất trong cách học truyền thống là từ vựng bị tách ra khỏi ngữ cảnh rồi được học thuộc lòng với tất cả chức năng nghĩa riêng của nó. Ví dụ như người học cố gắng nhồi nhét để ghi nhớ hết các nghĩa của từ vựng trong danh từ, trong động từ, trong tính từ… bằng cách dịch sang tiếng mẹ đẻ.
Để khắc phục lối học thụ động này, Arkady Zilberman khuyên người học không nên học nghĩa từ vựng riêng lẽ theo từng từ mà cần phải học theo cụm từ, cả câu, hiểu cách sử dụng từ theo bối cảnh. Và thông qua đó sẽ thâm nhập vào phương pháp giáo dục suy nghĩ bằng tiếng Anh như một người bản xứ.
Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp của phương pháp tiếp cận chủ động
Với lối học truyền thống tại các trung tâm, một lớp học thường có ít nhất 20 học viên. Tại đây, cơ hội thực hành giao tiếp cho mỗi người chỉ còn từ 2-3 phút. Phần lớn thời gian còn lại là học viên ngồi nghe giáo viên nói hoặc nghe bạn học đàm thoại sai lệch.
Một trong các phương pháp giáo dục Anh ngữ giao tiếp theo phương pháp chủ động là học viên đeo headphone để lắng nghe thầy cô nói, đồng thời ngồi trước màn hình điện thoại (hoặc PC) quan sát biểu hiện của giáo viên. Các tình huống trong các lớp học 1 kèm 1 (như của E-talk) sẽ giúp học viên giao tiếp tự tin hơn 5 – 10 lần so với các lớp học truyền thống.
Ngoài ra, phương pháp đối thoại trực tiếp với giáo viên qua chat, qua Skype, qua điện thoại… còn giúp học viên sử dụng nhiều giác quan vào việc học, kích thích cùng lúc các vùng khác nhau trên bộ não hoạt động. Từ đó, cảm xúc vui thích trong việc học được gia tăng và lượng kiến thức cần thu nạp không còn rơi rớt quá nhiều như cách giáo dục truyền thống.
Việc gia tăng mức độ tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh còn giúp chấm dứt tình trạng “dịch ngầm” từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Và đây chính là giải pháp duy nhất để chống lại sự thất bại trong hành trình tiến tới “vùng đất” của những người tự tin giao tiếp tiếng Anh.
Tại E-talk, chúng tôi luôn nổ lực tìm kiếm các giải pháp tiếp cận Anh ngữ mới và sáng tạo thiết kế các lộ trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu, cho người mất căn bản, cho người đi làm…
Hãy tham quan các khóa học tiếng Anh online theo phương pháp tiếp cận chủ động của E-talk và đăng ký học thử một chương trình để bắt đầu nâng cao khả năng giao tiếp Anh ngữ của bạn ngay hôm nay.
Tinh thần: Phương thuốc và lộ trình trình học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Sẽ không có một giải pháp tiếp cận ngoại ngữ nào thành công nếu tự bản thân học viên không có sự chuẩn bị cần thiết về mục tiêu, sự quyết tâm và đầu tư thời gian đầy đủ cho hành trình tiếp cận Anh ngữ của mình.
1. Thời gian: Sẽ không có chuyện một người học Anh ngữ thành công nếu dành quá ít thời gian cho việc thực hành giao tiếp và rèn luyện các bài học.
2. Xác định sự cấp bách: Bạn cần xác định mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn với suy nghĩ, “mình sẽ thành thạo tiếng Anh trong vòng 1 năm để thăng chức trưởng phòng hoặc lên lương”.
3. Tự tạo áp lực: Hãy luôn suy nghĩ về điều này để giúp bạn có thêm động lực để cố gắng: Thành thạo Anh ngữ sẽ cho bạn rất nhiều thứ về sự nghiệp và cuộc sống.
4. Loại bỏ sự tự ti: Bạn cần biết rằng bất cứ ai biết nổ lực và có phương pháp tiếp cận Anh ngữ đúng cách đều sẽ thành công. Hãy loại bỏ mọi sự tự ti về bản thân như đã từng học nhưng không thành công, bị mất căn bản, không có quá nhiều thời gian, nghi ngại khả năng tiếp thu của mình…
5. Vui vẻ mà học: Tiếng cười và sự vui vẻ sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn. Do đó hãy luôn tạo tinh thần vui vẻ vào mọi lúc bắt đầu học Anh ngữ.
6. Vừa học vừa chơi: Hãy giải tỏa mọi chán nản trong quá trình học bằng cách chơi các game giúp nâng cao kỹ năng tiếng Anh của bạn.
Nếu bạn đã từng học tiếng Anh theo phương pháp truyền thống nhưng chưa có sự tiến bộ thì hãy dừng lại và lựa chọn một hướng tiếp cận khác, một lộ trình học tiếng Anh mới mẻ và tiến bộ hơn.
Học tiếng Anh ngay hôm nay !
Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình