Đặc biệt - Tiếng Anh giao tiếp luyện phản xạ INFLEX Online 1 kèm 1 

Passive Voice – Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động là kiến thức cơ bản bất cứ người học tiếng Anh nào cũng phải ghi nhớ và vận dụng tốt. Dạng câu này không khó nhưng nếu muốn sử dụng thành thạo, người học cần nắm vững công thức câu và cách chuyển đổi cấu trúc câu bị động chính xác nhất. Để giúp bạn hiểu hơn về dạng câu này, bài viết dưới đây E-talk sẽ chia sẻ chi tiết các kiến thức về cấu trúc câu bị động.

Passive Voice - Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh

Câu bị động là gì? Công thức chung của câu bị động

Câu bị động (Passive Voice) là dạng câu dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu ảnh hưởng bởi hành động chứ không phải chủ thể làm ra hành động. Nếu câu chủ động có chủ ngữ là đối tượng thực hiện các hành động hướng vào đối tượng khác thì chủ ngữ của câu bị động là đối tượng bị hướng vào.

Công thức chung của câu bị động tiếng Anh như sau:

  • Câu chủ động: S + V + O
  • Câu bị động: S + Tobe + PII + by + O

Trong đó, S là chủ ngữ, O là tân ngữ, V là động từ. Chủ ngữ của câu bị động là tân ngữ trong câu chủ động, tân ngữ của câu bị động là chủ ngữ của câu chủ động. Câu chủ động ở thì nào thì động từ của câu bị động được chia theo thì đó. Cấu trúc câu bị động tiếng Anh vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều thì tobe được chia ở dạng số nhiều.

Ví dụ:

  • Câu chủ động: They planted a flower in the garden. (Họ đã trồng một cây hoa trong vườn).
  • Câu bị động: A flower was planted in the garden by them. (Một cây hoa được trồng trong vườn bởi họ).

Trong ví dụ trên, chủ thể “They” thực hiện hành động “Plant” lên đối tượng “A flower”. Do đó, khi chuyển sang câu bị động, “A flower” phải là chủ ngữ và động từ được chia theo thì của câu chủ động (planted => was planted).

Cấu trúc câu bị động cho các thì trong tiếng Anh

Cấu trúc câu bị động cho các thì trong tiếng Anh

Tham khảo bảng tổng hợp cấu trúc câu bị động theo các thì trong tiếng Anh dưới đây.

ThìCấu trúc câu chủ độngCấu trúc câu bị động
Hiện tại đơnS + V(s/es) + OS + am/is/are + PII
Hiện tại tiếp diễnS + am/is/are + V-ing + OS + am/is/are being + PII
Hiện tại hoàn thànhS + have/has + PII + OS + have/has been + PII
Hiện tại hoàn thành tiếp diễnS + have/has been + V-ing + OS + have/ has been being + PII
Quá khứ đơnS + V(ed/Ps) + OS + was/were + PII
Quá khứ tiếp diễnS + was/were + V-ing + OS + was/were being + PII
Quá khứ hoàn thànhS + had + PII + OS + had been + PII
Quá khứ hoàn thành tiếp diễnS + hadn’t been + V-ing + OS + had been being + PII
Tương lai đơnS + will + V-infi + OS + will + tobe + PII
Tương lai gầnS + am/is/are going to + V-infi + OS + am/is/are going to + tobe + PII
Tương lai hoàn thànhS + will have + PII + OS + will have been + PII
Tương lai hoàn thành tiếp diễnS + will have been + V-ing + OS + will have been being + PII
Động từ khuyết thiếuS + Động từ khuyết thiếu + V-inf + OS + Động từ khuyết thiếu + be + PII

Cách chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động

Chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động, người dùng cần biến đổi chủ ngữ, thêm động từ tobe, biến đổi động từ sang dạng phù hợp và thêm các thành phần khác có trong câu. Xét ví dụ câu chủ động là “My sister bought a new Panasonic speaker 2 months ago”, hãy cùng e-talk.vn phân tích cách biến đổi sang câu bị động.

Chủ ngữ trong câu bị động

Đầu tiên, bạn cần xác định các thành phần: chủ ngữ, động từ chính, tân ngữ, trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tần suất; thì sử dụng của câu chủ động.

Trong ví dụ trên, thành phần và thì của câu được xác định là:

  • Chủ ngữ: My sister
  • Động từ chính: bought
  • Tân ngữ: a new Panasonic speaker
  • Trạng từ (chỉ thời gian): 2 months ago
  • Thì của câu: quá khứ đơn

Lấy tân ngữ trong câu chủ động để làm chủ ngữ trong câu chủ động. Như vậy, chủ ngữ của câu bị động trong trường hợp này là “new Panasonic speaker set”.

Động từ tobe trong câu bị động

Động từ tobe là thành phần bắt buộc phải có trong câu bị động. Tobe được xác định theo thì của động từ chính trong câu chủ động. Đồng thời, tobe được chia theo chủ ngữ của câu bị động.

Vì chủ ngữ “A new Panasonic speaker” là danh từ số ít, động từ ở thì quá khứ đơn nên động từ tobe cần thêm là “was”. Ta có 2 thành phần đầu tiên của câu bị động là:

“A new Panasonic speaker was…”

Trợ động từ và động từ trong câu bị động

Với những câu chủ động có sử dụng trợ động từ như “is/ am/ are (HTTD), have/has (HTTH), was/were (QKTD), will, should…” thì ở câu bị động cũng sẽ có trợ động từ đó và sẽ chia theo chủ ngữ của câu bị động.

Với động từ chính trong câu bị động sẽ biến đổi về dạng quá khứ phân từ. Trong ví dụ, động từ quá khứ “bought” ở dạng quá khứ phân từ là “bought”. Thành phần của câu bị động thu được là:

“A new Panasonic speaker was bought…”

Cách chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động

Các thành phần khác trong câu

Tân ngữ trong câu bị động là chủ ngữ trong câu chủ động. Trước tân ngữ sẽ thêm giới từ “by”. Tuy nhiên, không phải câu nào cũng cần thêm tân ngữ. Với những câu chủ động có chủ ngữ là đại từ nhân xưng chủ ngữ (I, we, she, he, they, it, you) hoặc đại từ bất định (somebody, someone, anyone…)  thì có thể bỏ qua.

Xét trong ví dụ, phần tân ngữ là “by my sister” và ta có câu được tạo thành là:

“A new Panasonic speaker was bought by my sister…”

Trạng từ chỉ thời gian, địa điểm, tần suất… vào những vị trí phù hợp trong câu. Ta có câu bị động được tạo thành là:

“A new Panasonic speaker was bought by my sister 2 months ago”

Chuyển câu chủ động sang câu bị động trường hợp đặc biệt

Chuyển câu chủ động sang câu bị động trường hợp đặc biệt

Trong tiếng Anh, các trường hợp câu bị động đặc biệt cần sử dụng cấu trúc riêng để chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.

Câu hỏi Yes/No

Câu hỏi dạng Yes/No là dạng câu bắt đầu bằng các trợ động từ hoặc động từ khuyết thiếu. Để chuyển câu chủ động dạng câu hỏi Yes/No sang câu bị động, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuyển câu hỏi dạng Yes/No sang dạng câu trần thuật thường.
  • Bước 2: Chuyển câu chủ động dạng thường sang câu bị động như cấu trúc đã trình bày ở trên.
  • Bước 3: Đổi câu bị động đã chuyển thành câu bị động dạng câu hỏi Yes/No.

Ví dụ: Did Adam take it? (Có phải Adam lấy nó?)

  • Bước 1: Chuyển sang dạng câu trần thuật thường: Adam took it.
  • Bước 2: Chuyển sang câu bị động: It was taken by Adam.
  • Bước 3: Chuyển sang câu bị động dạng câu hỏi Yes/No: Was it taken by Adam.

Câu hỏi có từ để hỏi

Chuyển từ câu chủ động sang câu bị động dạng đặc biệt

Đối với câu chủ động là câu hỏi có từ để hỏi, bạn cần thực hiện các bước sau để chuyển thành câu bị động.

  • Bước 1: Chuyển câu có từ để hỏi sang dạng câu thường.
  • Bước 2: Chuyển câu chủ động dạng thường sang câu bị động.
  • Bước 3: Chuyển câu bị động dạng thường sang câu bị động có từ để hỏi. Nếu câu dùng từ để hỏi làm chủ ngữ vẫn giữ nguyên hình thức câu. Câu dùng từ để hỏi làm túc từ thì phải chuyển từ để hỏi ra sau động từ.

Ví dụ: What did Adam take? (Adam đã lấy gì?)

  • Bước 1: Chuyển sang dạng câu trần thuật thường: Adam took what.
  • Bước 2: Chuyển sang câu bị động: What was taken by Adam?
  • Bước 3: Chuyển sang câu bị động có từ để hỏi: What was taken by Adam? (do từ để hỏi là chủ ngữ nên không cần thay đổi).

Câu chủ động có hai tân ngữ

Câu chủ động có hai tân ngữ là dạng câu thường gặp trong tiếng Anh. Đối với dạng câu này, bạn cần xác định đâu là tân ngữ gián tiếp và tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ trực tiếp là đối tượng chịu tác động trực tiếp từ hành động của chủ ngữ hoặc có quan hệ gần gũi với động từ chính hơn tân ngữ còn lại.

Để chuyển từ câu chủ động có hai tân ngữ sang câu bị động, bạn áp dụng công thức sau:

  • Trường hợp sử dụng tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ của câu bị động: S + be + PII + O
  • Trường hợp sử dụng tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ của câu bị động: S + be + PII + giới từ + O

Ví dụ: He gave her a present. (Anh ấy đã tặng cô ấy một món quà). Trong câu này có hai tân ngữ là “her” (tân ngữ gián tiếp) và “a present” (tân ngữ trực tiếp).

  • Câu bị động sử dụng tân ngữ trực tiếp làm chủ ngữ: She was given a present by him.
  • Câu bị động sử dụng tân ngữ gián tiếp làm chủ ngữ: A present was given to her by him.

Câu chủ động có động từ tường thuật

Công thức chuyển câu chủ động có động từ tường thuật sang câu bị động như sau:

  • Câu chủ động: S1 + say (said) + that + S2 +PII + O
  • Câu bị động: S+ tobe + said + to-inf/ to have + PII + O

Ví dụ: People say that Adam worked hard. (Mọi người nói rằng Adam làm việc chăm chỉ). Câu bị động sẽ là: Adam is said to be worked hard.

Câu mệnh lệnh

Câu bị động dạng mệnh lệnh sử dụng công thức chuyển đổi như sau:

  • Câu chủ động: S + V + O
  • Câu bị động: S + should/ must + tobe + Verb 3

Ví dụ: Turn off the TV! (Hãy tắt Tivi đi). Chuyển sang câu bị động là: Tivi  should be turned off! (Tivi nên được tắt đi).

Câu có “need”, “want”, “make”, “help” và “let”

Công thức chuyển câu chủ động có “need” sang câu bị động như sau:

  • Câu chủ động: Need + to be + V + O
  • Câu bị động: S + need (chia) + V-ing

Ví dụ: Need to clean this bowl (Cần làm sạch cái bát này). Chuyển sang câu bị động: This bowl needs cleaning.

Công thức chuyển câu chủ động có “want”, “make”, “help” và “let” sang câu bị động như sau:

  • Câu chủ động: S + want/make/help/let + V + Something
  • Câu bị động: S + want/make/help/let + Something + PII + by + Somebody

Ví dụ: My neighbor let me use his umbrella last week (Người hàng xóm của tôi đã cho tôi sử dụng ô của anh ấy vào tuần trước). Câu bị động là: My neighbor let his umbrella be used by me yesterday.

Các lỗi sai khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

Các lỗi sai khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

Trong quá trình chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, người thực hiện có thể mắc một vài lỗi sai cơ bản như sau:

  • Thêm tân ngữ khi chủ ngữ của câu chủ động là đại từ nhân xưng chủ ngữ hoặc đại từ bất định.
  • Cho tất cả các phần còn lại của câu chủ động vào sau “by + O”. Thực tế, trạng từ chỉ nơi chốn đứng trước “by + O”; trạng từ chỉ thời gian, tần suất đứng sau “by + O”.
  • Trong những câu đặc biệt cần áp dụng theo công thức đặc biệt chứ không được dùng theo cấu trúc chung.

Phương pháp ghi nhớ công thức chuyển đổi giữa câu chủ động và câu bị động

  • Chuyển đổi giữa câu chủ động và câu bị động là kiến thức thuộc về ngữ pháp tiếng Anh. Do vậy, phương pháp được áp dụng để ghi nhớ sâu chính là học thuộc lòng và làm bài tập vận dụng.
  • Bạn có thể chia các khối kiến thức về câu bị động theo từng chủ đề nhỏ để học. Gợi ý cách chia theo chủ đề là: công thức câu bị động theo thì, cách chuyển câu bị động, câu bị động cho cấu trúc đặc biệt.
  • Chia nhỏ một chủ đề lớn theo chủ đề nhỏ giúp người học nhìn được rõ ràng những kiến thức có trong đó. Nhờ vậy sẽ có được sự liên kết giữa các phần. Ngoài ra, việc chia nhỏ còn giúp quá trình học không bị chán nản do học dàn trải, học nhồi nhét tất cả trong một khoảng thời gian.
  • Học đi đôi với hành là biện pháp học tập hiệu quả nhất. Áp dụng lý thuyết vào bài tập sẽ giúp bạn linh hoạt trong nhận biết dạng câu và biến đổi chúng.

Câu bị động, câu chủ động là khối kiến thức quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong các bài thi trên trường lớp, thi học sinh giỏi cấp cơ sở, quốc gia, quốc tế, thi chuyển cấp và xuất hiện cả trong bài thi chứng chỉ quốc tế. Nắm chắc được khối kiến thức này giúp bạn nắm trọn được điểm của câu hỏi.

Nội dung chính của bài viết đã mang đến những kiến thức quan trọng về cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh, cách biến đổi và những trường hợp biến đổi câu chủ động ở dạng đặc biệt sang câu bị động. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn học câu bị động trong tiếng Anh hiệu quả hơn.

Bài viết có thể bạn quan tâm: Mệnh đề quan hệ – Relative Clause trong tiếng Anh

Học tiếng Anh ngay hôm nay !

Hãy để E-talk giúp bạn vượt qua rào cản tiếng anh và đạt được mục tiêu của mình

Thời gian đăng ký học thử miễn phí còn:
Điện thoại: 0903329682
Messages E-Talk Zalo: 0903329682

Đặc biệt - Tiếng Anh giao tiếp luyện phản xạ INFLEX Online 1 kèm 1